Bông móng tay có tác dụng gì?

Bông móng tay có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Bông móng tay có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Bông móng tay hay còn gọi là cây nắc nẻ, có tác dụng hành huyết, giáng khí thường dùng chữa bế kinh và khử phong thấp. Ở một số nơi có thể dùng nấu nước gội đầu để hạn chế tóc gãy rụng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về các tác dụng khác của bông móng tay ở bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm cây bông móng tay

Cây bông móng tay là cây thân thảo, tròn mập, mọc thẳng đứng, nhưng thân mềm, mọng nước. Cây mọc thường niên, có thể cao từ 20 – 75 cm, có khi lên đến 1 mét, thân có nhiều đốt, các đốt thường hơi phù ra. Lá cây mọc so le, có cuống, hình mũi mác hẹp, đầu nhọn, mép lá có răng cưa, dài 3 – 9 cm, rộng 1 – 2 cm. Lá mọc đơn, cách, xếp theo vòng xoắn, bề mặt lá láng, hơi có lông. Bên dưới cuống lá có tuyến ở đáy nếu nhìn thông qua kính lúp.

Hoa mọc ở nách lá, thường mọc đơn độc hoặc thành cặp. Hoa Bông móng tay có thể màu trắng, đỏ, hồng hoặc trên các cánh hoa có một màu khác nhau. Quả nang có lông, không khô, có thể tự nứt ra thành 5 mảnh và đưa các hạt đi xa. Hạt Bông móng tay màu nâu, có dạng tròn hoặc gần tròn, kích thước khoảng 2 – 3.5 cm.

Toàn thân cây cây Bông móng tay được ứng dụng làm dược liệu.

Tại Việt Nam, cây Bông móng tay mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh. Ngoài ra, ở miền Nam Trung Quốc và Ấn Độ cũng tìm thấy cây Bông móng

Thu hái thân, cành Bông móng tay và mùa hạ và mùa thu.

Khi thu hái thì bỏ phần rễ, lá, hoa và quả, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần. Một số nơi khác có thể trần nhanh thân cây qua nước sôi sau đó sấy hoặc phơi khô.

Cây có thể dùng tươi mà không cần sơ chế.

Ngoài ra, một số nơi có thể sử dụng hạt cây Nắc nẻ để làm thuốc. Sau khi quả chín, mềm, hơi ngả vàng thì thu hái, mang về thu lấy hạt, phơi khô. Đông y gọi là Cấp tính tử.

Bảo quản dược liệu được bào chế từ cây bông móng tay ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh độ ẩm và nhiệt độ cao.

Các thành phần hóa học có chứa trong các bộ phận của cây bông móng tay bao gồm:

Trong toàn thân cây có chứa:

  • Axit P – Hydroxybenzoic có tính chất kháng sinh;
  • Axit Ferulic C10H10O4;
  • Axit Gentisic C6H7O4;
  • Axit P – Cumaric C9H4O3;
  • Axit Cafeic C9H8O4;
  • Axit Sinapic C11H12O5;
  • Scopoletin C10H8O4.

Trong lá cây có chứa:

  • Lưu huỳnh;
  • Pectine;
  • Arabinozit;
  • Kaempferol.

Trong rễ cây có chứa:

  • Peroxydases.

Trong hạt có chứa:

  • Dầu Huile;
  • Phenol;
  • Napththoquinone;
  • Dẫn chất của Coumarine;
  • Flavonoide;
  • Steroid.

3. Cây bông móng tay có tác dụng gì?

Theo y học hiện đại, một số tác dụng nổi trội của cây bông móng tay bao gồm:

  • Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn

Chất lawson được chiết từ các bộ phận trên mặt đất của cây bông móng tay có tác dụng kháng nấm rất mạnh. Nồng độ 100pm có thể ức chế hoàn toàn sự phát triển một số nấm. Dịch chiết bằng methanol từ cây cho một dẫn chất naphthoquinon. Chất này có tác dụng chống nấm rất mạnh đối với các chủng Candida albicans, Aspergillus niger, Crytococcus neoformans và Epidermophyton floccussum.

Tác dụng diệt nấm đối với Epidermophyton floccussum tương đương với tác dụng của nystatin. Chất này cũng có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng gram dương như Bacillus subtilis cũng như các chủng gram âm như Salmonella typhimurium. Tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng gram âm kém hơn so với các chủng gram dương.

Dịch chiết từ lá có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn dịch chiết từ thân và dịch chiết bằng methanol có tác dụng mạnh hơn dạng chiết nước.

Bốn peptid được chiết từ hạt bóng nước đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn và nấm mà không độc đối với tế bào người nuôi cấy.

  • Tác dụng chống phản ứng phản vệ

Tác dụng chống phản ứng phản vệ của hoa màu trắng của cây Bông móng tay được xác định bằng phản ứng quá mẫn ngay tức khắc gây nên do lysozym lòng trắng trứng gà trên chuột. Kết quả chứng minh các dạng chiết và hợp chất phenolic của cây ức chế một cách có ý nghĩa sốc phản vệ và phản ứng phản vệ da thụ động khác loài.

  • Tác dụng kích thích tử cung

Các dạng chiết cồn, chiết nước của hạt đối với tử cung bình thường cũng như tử cung có chửa cô lập của thỏ và chuột lang đều có tác dụng kích thích rõ rệt, trương lực tử cung tăng cao, tần số co bóp tăng nhanh.

Đối với tử cung tại chỗ của thỏ gây mê, dạng chiết nước từ hoa Bông móng tay bằng đường uống, dùng liên tục trong 10 ngày có tác dụng ngừa thai rõ rệt, ức chế chu kỳ động dục của súc vật thí nghiệm.

  • Các tác dụng khác

Dịch ép từ cây có mùi hăng nhẹ, có tác dụng gây nôn, tẩy nhẹ và lợi tiểu.

Theo kiến thức y học cổ truyền, các tác dụng của cây bông móng tay được tìm thấy như sau:

Toàn cây có vị cay, ngọt, hơi đắng, tính ôn. Có tác dụng khử phong thấp, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thũng, chữa phong thấp, vết thương sưng đau, mụn nhọt, rắn rết cắn.

Liều dùng 10 – 15g/ngày, sắc nước uống. Hoặc 1,5 – 3g hoa phơi khô hoặc 3 – 9g hoa tươi sắc uống. Dùng ngoài giã nát đắp tại chỗ hoặc dùng nước sắc để rửa.

3. Liều lượng và cách dùng

Cách dùng:

Cây Bông móng tay có thể dùng khô hoặc tươi đều được, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều lượng:

Liều lượng khuyến cáo: 4 – 12 g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

4. Một số lưu ý khi sử dụng cây bông móng tay

Để đảm bảo an toàn khi dùng các dược liệu được bào chế từ cây bông móng tay, người dùng cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Phụ nữ có thai không được sử dụng bất cứ dạng bào chế nào từ cây bông móng tay.
  • Không nên kết hợp sử dụng bông móng tay với các loại thuốc chống đông máu khác.
  • Do hàm lượng các nguyên tố hóa học và khoáng chất có chứa trong cây bông móng tay khá cao, vì vậy không nên sử dụng thường xuyên với một lượng lớn có thể gây nguy hiểm.
  • Cây tươi chứa độc tố nhưng khi đun chín hoặc sấy khô thì chất độc bị tiêu hủy. Vì vậy, cần phải sử dụng đúng cách tránh gây nhiễm độc cho người dùng.
  • Thận trọng khi sử dụng trên một số đối tượng người bệnh mắc các bệnh lý như bệnh thấp khớp, viêm khớp, bệnh thống phong, sỏi thận.

Tóm lại, cây bông móng tay là dược liệu có nhiều công dụng chữa và phong ngừa nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, dược liệu có chứa độc tố do đó khi sử dụng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến cây bông móng tay về đặc điểm, tác dụng cũng như cách dùng đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.