Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Các cây thuốc lợi tiểu tự nhiên cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Trong y học cổ truyền, có nhiều cây thuốc có tác dụng lợi tiểu hiệu quả và gần gũi trong cuộc sống. Chúng thường được sử dụng trong các bài thuốc ở dạng đơn lẻ, phối hợp hoặc dùng như một thực phẩm hằng ngày. Các cây thuốc lợi tiểu tự nhiên có thể kể đến là kim tiền thảo, mã đề, rau diếp cá,…
1. Cây thuốc lợi tiểu là gì?
Cây thuốc lợi tiểu là các loại thảo dược có tác dụng gia tăng lượng nước tiểu, đưa muối hoặc nước thừa ra khỏi cơ thể. Khi bị giữ nước, người bệnh thường gặp phải một số vấn đề sức khỏe như thay đổi cân nặng, phình bụng, mặt, hông, cứng khớp, đầy hơi, sưng mắt cá chân, bàn tay và bàn chân, da nhăn, …
Yếu tố làm tăng tình trạng giữ nước là bệnh thận và suy tim, thay đổi nội tiết tố, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, không vận động sau thời gian dài…
Những ai cần sử dụng các vị thuốc lợi tiểu trong đông y? Đó là:
- Người đang dư thừa chất lỏng trong các mô cơ thể
- Ứ nước do bệnh lý
- Người bị bệnh thận.
2. Các cây thuốc lợi tiểu tự nhiên
Với các trường hợp giữ nước nhẹ, người bệnh có thể sử dụng những cây thuốc lợi tiểu tự nhiên để cải thiện tình trạng này, bao gồm:
- Cây mã đề: Là một vị thuốc lợi tiểu đông y thường được sử dụng để nấu nước uống, có tác dụng thông tiểu, giải độc. Cây mã đề thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về thận như viêm cầu thận cấp và mãn tính, viêm bàng quang cấp, viêm đường tiết niệu, viêm bể thận, sỏi thận,… Ngoài ra, cây mã đề còn được sử dụng trong nấu nướng hằng ngày, là một món canh bổ và mát.
- Kim tiền thảo: Kim tiền thảo là một cây thuốc lợi tiểu hiệu quả nhưng lại ít người biết đến. Loại thảo dược này thường được kết hợp với một vài loại cây khác có công năng lợi tiểu nhẹ để tăng độ đào thải acid uric qua nước tiểu. Điều quan trọng khi sử dụng kim tiền thảo là phải uống đủ nước và đi tiểu ngay khi mắc tiểu.
- Đậu đen: Đậu đen thường được sử dụng trong chế biến món ăn như nấu chè, xôi,… Ăn chè đậu đen giúp nước tiểu trong và nhiều hơn. Ngoài ra, hạt đậu đen còn được sử dụng trong các bài thuốc đông y để bổ thận thủy. Mỗi ngày có thể sử dụng từ 20 – 40g đậu đen.
- Thốt nốt: Là cây được trồng phổ biến ở miền Nam, có thân cột chia thành từng khoang, đầu có một lỗ thủng. Cuống cụm hoa thường được bào chế để làm thuốc lợi tiểu đông y.
- Dưa leo: Quả dưa leo có vị ngọt, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải phiền. Ngoài là món ăn mát thì dưa leo còn được dùng trong các bài thuốc lợi tiểu. Cách sử dụng: Dùng một quả dưa leo chín già, bỏ hạt, thêm dấm chua và nấu chín nhừ, ăn lúc đói.
- Cỏ đuôi ngựa: Là một cây thuốc lợi tiểu tự nhiên đã được sử dụng từ lâu và hiện nay có sẵn dạng trà và viên nang trên thị trường. Theo một nghiên cứu thực hiện trên 36 nam giới, cỏ đuôi ngựa có hiệu quả lợi tiểu tương đương với thuốc hydrochlorothiazide. Mặc dù có hiệu quả tốt và an toàn, cỏ đuôi ngựa không được khuyến cáo sử dụng trong thời gian dài, không dùng khi có bệnh thận, đái tháo đường.
- Rau mùi tây: Từ xa xưa, rau mùi tây đã được sử dụng để làm thuốc lợi tiểu đông y. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy loại rau này có thể làm tăng lưu lượng nước tiểu và có tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu trên người để đánh giá hiệu quả lợi tiểu của rau mùi tây. Cách dùng: Pha nước uống như trà nhiều lần trong ngày để giảm tích nước.
- Rau diếp cá: Rau diếp cá có vị hơi chua, tính hàn, mùi tanh, thường được sử dụng trong chế biến món ăn và dùng làm thuốc điều trị bệnh, đặc biệt là thuốc lợi tiểu. Kết hợp rau diếp cá với cây mã đề, rau má là những loại rau có tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Cách dùng: 50g lá tươi mỗi loại rau diếp cá, rau má, cây mã đề rửa sạch và xay nhuyễn, chắt lấy nước uống.
- Râu bắp (ngô): Râu bắp là một vị thuốc lợi tiểu đông y, được dùng trong các trường hợp bệnh tim, đau thận, sỏi thận, tê thấp. Cách dùng: 10g râu bắp cắt nhỏ rồi đun sôi với 200ml nước, để nguội uống nhiều cữ trong ngày có công dụng lợi tiểu.
- Atiso: Theo y học cổ truyền, atiso có công dụng tăng lượng nước tiểu, tăng ure trong nước tiểu, giảm lượng cholesterol và ure trong máu. Atiso dùng tốt cho người có bệnh gan và thận, viêm thận cấp tính. Cách dùng: Lá atiso sắc uống 5 – 10% hoặc cao lỏng 2 – 10g mỗi ngày.
- Cây dừa cạn(hoa trường xuân): Cây dừa cạn có vị hơi đắng, tính mát, có công dụng lưu thông máu huyết, hạ huyết áp và lợi tiểu.
- Bạch phục linh (bạch linh, phục linh): Là một trong các vị thuốc lợi tiểu trong đông y thường được sử dụng trong các trường hợp tiểu ít, tiểu buốt, mất ngủ, phù nề,… Bạch phục linh là một loại nấm lỗ, thường được tìm thấy quanh rễ cây thông già. Trong đông y, bạch phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình, có công năng lợi thủy trừ thấp, tăng miễn dịch, bổ tâm an thần.
- Phục địa: Phục địa là một cây thuốc lợi tiểu trong đông y có vị ngọt tính ôn, công dụng bổ thận, tiêu khát, … Trong y học hiện đại, phục địa có tác dụng hạ đường huyết, lợi tiểu, hạ huyết áp.
3. Lưu ý khi sử dụng các cây thuốc lợi tiểu
Khi sử dụng nhữngcây thuốc lợi tiểu tự nhiên, người bệnh cần lưu ý:
- Không dùng thuốc lợi tiểu đông y liều cao trong thời gian dài.
- Không kết hợp thuốc đông y và tây y cùng lúc, nên uống cách nhau 2 – 3 giờ.
- Bên cạnh việc sử dụng các vị thuốc lợi tiểu trong đông y, người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để tăng cường hiệu quả lợi tiểu như: tập thể dục, ăn thực phẩm giàu magie, kali, ăn ít muối, ăn nhiều trái cây và rau củ có tác dụng lợi tiểu như nho, dưa hấu, rau cần tây, măng tây, ớt chuông, hành, tỏi, khoai lang, cải bó xôi, …
Sử dụng các cây thuốc tự nhiên là một phương pháp lợi tiểu an toàn, gần gũi với cuộc sống hằng ngày và ít gây tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những cây thuốc lợi tiểu để đảm bảo an toàn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.