Các huyệt không dùng cho phụ nữ có thai

Các huyệt không dùng cho phụ nữ có thai

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Các huyệt không dùng cho phụ nữ có thai cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Việc sử dụng các phương pháp điều trị trong thời gian phụ nữ có thai cũng cần được cân nhắc kỹ càng. Các liệu pháp không dùng thuốc đang ngày càng được quan tâm hơn, trong đó có châm cứu. Vậy có thai kiêng bấm những huyệt nào? Hãy cùng tìm hiểu và khám phá các huyệt không dùng cho phụ nữ có thai qua bài viết dưới đây.

1. Xoa bóp trị liệu bà bầu sai cách có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng?

Có thể nói rằng, mang thai chính là một quá trình đầy vất vả của người phụ nữ. Bởi từng giai đoạn, thì sẽ có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến cả cơ thể và tâm lý của họ.

1.1. Lợi ích sẽ mang lại từ việc xoa bóp cho bà bầu

  • Bà bầu thì có xoa bóp trị liệu được không?
  • Bấm huyệt cho bà bầu có ảnh hưởng như thế nào?
  • Xoa bóp trị liệu cho bà bầu có gì khác biệt so với các xoa bóp thông thường khác?
  • Các huyệt không dùng cho phụ nữ có thai?
  • Có thai kiêng bấm những huyệt nào?
  • Mang thai có được bấm huyệt không?
  • Bấm huyệt sảy thai?

Đó chỉ là một trong số ít những câu hỏi đang được các bà bầu vô cùng quan tâm và lo lắng gần đây khi tìm đến phương pháp xoa bóp trị liệu nhằm xua tan nỗi căng thẳng và đối phó với những mệt mỏi, đau nhức cơ chân, vùng xương chậu trước sự thay đổi của cơ thể trong suốt quá trình thai kỳ. Xoa bóp vốn là phương pháp trị liệu đã tồn tại từ rất lâu ở khắp trên thế giới với công dụng cực kì hiệu quả: tăng cường sức khỏe, giúp điều hòa khí huyết, mang lại sự thư giãn cho con người và xoa bóp trị liệu dành cho bà bầu cũng không ngoại lệ.

Vậy mang thai có được bấm huyệt không? Xoa bóp bầu đúng cách sẽ đem lại những lợi ích trên cả tuyệt vời: tuần hoàn máu được lưu thông tốt hơn và tăng lượng oxy trong máu từ 10%-15% hơn so với lúc chưa xoa bóp bầu. Xoa bóp đúng cách sẽ giúp cho các mẹ giảm bớt được những cơn đau khi lâm bồn, dễ dàng lấy lại vóc dáng sau sinh, xua tan đi những căng thẳng, lo âu, giảm phù nề, đau mỏi xương khớp, thần kinh đau nhức vùng xương chậu… và hơn thế nữa là xoa bóp đúng cách cũng giúp cho thai nhi trong bụng mẹ được ổn định hơn, khỏe mạnh và thư giãn, các bé ngủ tốt hơn và thậm chí nhiều mẹ sau khi xoa bóp thai nhi sẽ tăng cân lên nhiều hơn.

1.2. Xoa bóp trị liệu bầu sai cách có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

Tuy nhiên, với hình thức xoa bóp bầu lại khá đặc biệt do đó ngay trước khi thực hiện quy trình cũng sẽ có những yêu cầu đặc biệt đi kèm mà bà bầu cần lưu ý: đầu tiên đó là tư thế nằm trong quá trình xoa bóp, sẽ tùy theo tháng thai kỳ và cơ địa thể trạng của từng người, nhưng trong thời gian mang thai kích thước bụng của người phụ nữ cũng sẽ to hơn so với người bình thường nên không thể nằm sấp, hơn nữa việc nằm sấp hoặc nghiêng quá lâu cũng sẽ đem đến việc chèn ép các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể chèn lên thai nhi, điều này gây tác hại rất xấu tới việc hình thành phát triển bình thường của thai nhi.

Bên cạnh đó nhiều các địa chỉ spa lại chưa được đào tạo chuyên sâu về các bài xoa bóp trị liệu dành cho mẹ bầu, nên việc điều trị viên xoa bóp quá mạnh ở các vùng nhạy cảm như bụng, phần lưng và xương hông sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng là tạo nên các cơn co tử cung dẫn đến động thai hoặc sảy thai. Đặc biệt, khi theo đông Y ba tháng đầu hình thành thai nhi âm dương chưa rõ ràng, còn theo Tây y thì thời gian 3 tháng đầu thai nhi chưa được ổn định nên việc xoa bóp cần phải được chú ý, các bà bầu không nên xoa bóp trị liệu trong giai đoạn này. Bên cạnh đó khi xoa bóp bầu cũng cần phải tránh những vận động mạnh, tác động xương khớp như xoa bóp bẻ lưng … Bà bầu ngoài 7 tháng thì cũng không nên xoa bóp tránh các trường hợp sinh non hoặc cơn đau nặng khi lâm bồn.

Ngoài ra trong Đông Y có ba huyệt tuyệt đối không bấm khi đang trong thời gian thai kỳ đó chính là huyệt Tả hợp cốc, Tam Âm Giao: ba đường tâm giao chủ về huyết và Huyết hạc vùng bụng lưng có thể khiến kinh động thai nhi, hậu quả khôn lường đối với sức khỏe của mẹ lẫn bé.

các huyệt không dùng cho phụ nữ có thai
Các huyệt không dùng cho phụ nữ có thai trong đó có huyệt tả hợp cốc

2. Bấm huyệt sảy thai – Các huyệt không dùng cho phụ nữ có thai

Bấm huyệt là một trong những biện pháp rất hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai nhưng bên cạnh đó lại tiềm ẩn không ít rủi ro. Có các huyệt không dùng cho phụ nữ có thai vì khi bấm huyệt dễ gây sảy thai mà bà bầu tuyệt đối không nên phạm tới. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần phải hết sức cẩn thận khi massage, bấm huyệt để tránh gặp phải những sự cố không đáng có.

Vậy có thai kiêng bấm những huyệt nào? Phụ nữ có thai là đối tượng tuyệt đối không được xoa bóp hoặc day ấn huyệt nếu như không có hiểu biết hoặc không có kiến thức chuyên môn. Trên cơ thể có hai huyệt vị được coi là “vùng cấm” đối với phụ nữ mang thai, đó là huyệt Hợp cốc (nằm trên mu bàn tay, tại điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ và ngón cái khi bạn khép 2 ngón tay này lại) và Tam âm giao (nằm trên mắt cá chân trong 3 thốn).

Đây là hai vị trí bấm huyệt phá thai vì nó kích thích tử cung co bóp và làm cho thai nhi dễ dàng bị đẩy ra ngoài. Bà bầu cần phải hết sức lưu ý là không được tùy tiện tác động lên các vùng huyệt này.

Thực tế, huyệt Hợp cốc và Tam âm giao nếu được sử dụng đúng cách không những sẽ không gây hại đến thai nhi mà còn có tác dụng an thai. Tuy nhiên, việc châm cứu kết hợp Hợp cốc và Tam âm giao để dưỡng thai cần đòi hỏi phải có kỹ thuật điêu luyện vì chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể gây phản tác dụng nên không phải người thầy thuốc nào cũng có thể thực hiện được kỹ thuật.

Bên cạnh những huyệt nhạy cảm cần phải tránh thì có một số huyệt có thể dùng để khắc phục tình trạng sảy thai liên tiếp ở người phụ nữ, điển hình là huyệt Bào môn (từ Quan nguyên đo sang trái 2 thốn) và Tử hộ (từ Quan nguyên đo sang phải 2 thốn).

Ngoài ra, để làm giảm bớt tình trạng ốm nghén trong thai kỳ, nhằm ổn định sức khỏe cho mẹ và đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi, Đông y cũng dùng một số cách bấm huyệt an thai dưới đây:

  • Trị choáng váng và mệt mỏi: bấm huyệt Thiếu phủ ( huyệt nằm trên đường văn của lòng bàn tay, giữa xương bàn tay ngón 4 và 5).
  • Trị nôn mửa nhiều: bấm huyệt Lao cung – huyệt nằm trong lòng bàn tay và tại vị trí đầu ngón giữa chạm vào nếp gấp giữa lòng bàn tay khi nắm tay lại.
  • Trị khó tiêu và ăn kém: sẽ bấm các huyệt Tỳ du (ở dưới gai đốt sống lưng T11 đo ngang ra 1,5 thốn), Túc tam lý (dưới mắt gối ngoài 3 thốn), Nội đình ( ở giữa kẽ ngón chân 2 và 3).
  • Trị táo bón: bấm huyệt Túc tam lý, huyệt Thiên xu (từ rốn đo ngang ra 2 thốn).
  • Trị phù chân: hãy day ấn huyệt Thái xung (trên mu bàn chân, từ khe ngón chân 1 và 2 đo lên 1,5 thốn) kết hợp với xoa bóp bàn chân và cẳng chân của bạn.
bấm huyệt sảy thai
Tình trạng bấm huyệt sảy thai do người bệnh tác động huyệt hợp cốc sai cách

Thai kỳ là giai đoạn hết sức nhạy cảm, mẹ bầu cần phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý khi mang thai, chẳng hạn như mệt mỏi, căng thẳng, đau lưng, đau xương khớp… Xoa bóp massage là một trong những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để khắc phục những vấn đề này và cải thiện được sức khỏe cho mẹ bầu trong và sau thai kỳ.

  • Mẹ bầu cần phải lưu ý những gì khi xoa bóp bấm huyệt trong thời kỳ mang thai?

Trị liệu bằng xoa bóp bấm huyệt trong thai kỳ sẽ mang lại nhiều lợi ích nhưng cần vô cùng thận trọng. Bà bầu có thể massage thường xuyên để giúp thư giãn và giảm mệt mỏi trong khi chỉ nên tác động bằng bấm huyệt khi thật sự cần thiết. Để đề phòng nguy cơ xoa bóp bấm huyệt gây sảy thai thì chị em phụ nữ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:

Các mẹ bày hãy tìm tới các cơ sở xoa bóp bấm huyệt uy tín để được trị liệu an toàn. Massage thai kỳ tại các spa sẽ rất khó đảm bảo về yếu tố chuyên môn.

Chỉ được massage khi đã bước tới tháng thứ 4 của thai kỳ. Đối với massage lưng cần phải sang tháng thứ 7.

Không xoa bóp bấm huyệt cho bà bầu có triệu chứng tiền sản giật hoặc bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh ác tính.

Phụ nữ có thai bị mắc bệnh truyền nhiễm, bị đau bất thường, sốt, nôn hay đang bị phát ban, lở loét cũng không được xoa bóp bấm huyệt.

Massage cho bà bầu nên được thực hiện ở tư thế nằm nghiêng, thao tác thật nhẹ nhàng và không nên sử dụng tinh dầu.

Bạn chỉ nên xoa bóp trong khoảng 15-20 phút và chú ý thay đổi tư thế thường xuyên.

Bấm huyệt sảy thai là nguy cơ tiềm ẩn mà các bà bầu cần phải cẩn trọng đề phòng. Hy vọng các thông tin về massage bấm huyệt khi mang thai sẽ được cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho quý vị trong việc phòng tránh rủi ro khi chăm sóc sức khỏe thai kỳ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.