Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây kiến kỳ nam có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Trong dân gian, cây tổ kiến bí kỳ nam hay gọi tắt là cây kiến kỳ nam hoặc kỳ nam được săn lùng vù khả năng chữa trị những bệnh lý nghiêm trọng như viêm gan, xơ gan, viêm thận hay bệnh lý đơn giản như bong gân, đau xương khớp… Vậy thực chất cây kỳ nam có tác dụng gì?
1. Tìm hiểu về cây kiến kỳ nam
Cây tổ kiến bí kỳ nam là một loại thực vật quý và tên gọi này bắt nguồn từ hình dạng vừa giống quả bí vừa giống tổ kiến. Đồng thời, loại cây bí kỳ nam này còn sống cộng sinh với loài kiến với các lỗ nhỏ trên thân (do kiến đục ra để làm tổ sinh sống).
Cây bí kỳ nam còn có những tên gọi khác như kỳ nam kiến, kỳ nam gai, cây tổ kiến. Tên khoa học của loài này là Hydnophytum Formicarum, thuộc họ cà phê (Rubiaceae).
Cây tổ kiến bí kỳ nam bào gồm 2 loại nhỏ. Một loại lá rộng (tên khoa học là Hydnophytum Formicarum Jack) và một loại có lá hẹp và thân có gai (tên khoa học Myrmecodia Armata DC). Tuy nhiên, 2 loại cây bí kỳ nam chỉ khác biệt về hình dáng còn tác dụng chữa bệnh thì giống nhau.
Đặc điểm của cây bí kỳ nam:
- Là loài cây hoang dã, đa số sẽ sống bám vào thân cây gỗ kích thước lớn và phát triển cộng sinh với loài kiến;
- Khi cây bí kỳ nam trưởng thành hoàn chỉnh, các loài kiến sẽ gặm nhấm gốc cây để làm tổ, từ đó khiến phần này phình to lên như khối u gọi là củ;
- Củ vừa là nơi trú ngụ, vừa là nguồn cung cấp thức ăn cho kiến. Ở chiều ngược lại, kiến sẽ vừa bảo vệ vừa thụ phấn hoa và phát tán hạt cho cây bí kỳ nam;
- Phần củ cây tổ kiến bí kỳ nam mang nhiều hình dáng, hay gặp nhất là hình con quay hay bầu dục. Kích thước khoảng 10 đến 30cm. Bên ngoài màu nâu xám, sần sùi còn bên trong bao gồm rất nhiều lỗ, chằng chịt. Phần thịt của củ kỳ nam khá dày, màu trắng đục, có nhựa dính và nhiều nước. Những lỗ chằng chịt này chính là môi trường sống lý tưởng cho loài kiến;
- Phía trên củ bao gồm nhiều cành cây này nâu, ngắn và mập;
- Lá cây bí kỳ nam mọc đối xứng, hình trái xoan, phiến lá dày và dài, bề mặt nhẵn bóng. Màu sắc mặt trên xanh thẫm, mặt dưới nhạt hơn và bình thường lá sẽ rụng rất sớm;
- Hoa bí kỳ nam màu trắng, không cuống, mọc thành chùm khoảng 4 – 5 bông ở nách lá. Hoa cây tổ kiến bí kỳ nam nở rộ vào thời gian từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau;
- Quả cây kích thước nhỏ, hình trụ dài như quả trứng, có đài, khi chín màu đỏ cam và bóng, bên trong bao gồm 2 hạt.
2. Phân biệt cây bí kỳ nam lá rộng và lá hẹp
2.1. Cây bí kỳ nam lá rộng
- Loại này có tên khoa học là Hydnophy formicarum Jack, thuộc loài cây phụ sinh và sống chủ yếu ở những khu rừng thưa vùng trung du.
- Phần củ trơn láng, vỏ có màu xám đen, khi bổ ra có phần thịt màu xám vàng và bao gồm rất nhiều lỗ cho kiến ở;
- Thân cây tròn nhẵn không có gai;
- Lá hình trái xoan ngược, dày, bề mặt nhẵn, có gân phụ mịn và thường gồm từ 6 đến 10 đôi;
- Hoa màu trắng, không cuống. Cây bí kỳ nam lá rộng ra hoa vào tháng 5 đến tháng 8;
- Quả chứa phần nhân cứng, có vị ngọt, dài từ 5 – 7mm và có 2 nhân dài khoảng 5mm.
2.2. Cây bí kỳ nam lá hẹp
- Phần củ của loài này có gai với vỏ màu xám đen. Khi bổ ra chứa thịt màu vàng xám và đương nhiên cũng bao gồm nhiều lỗ cho kiến ở;
- Thân tròn nhẵn, đơn độc tương tự loại lá rộng;
- Điểm khác biệt lớn nhất là phần lá thon, dài, hẹp, gân phụ mịn và có 8 – 10 đôi;
- Quả hạch chứa nhân cứng, dài 2.5cm với phần nhân 4 – 5 hạt, dài khoảng 4mm.
3. Phân bổ địa lý và cách bào chế cây bí kỳ nam
Cây tổ kiến bí kỳ nam mọc hoang nhưng hiếm gặp. Hiện nay chỉ được tìm thấy ở một số tỉnh miền Nam và Tây Nguyên như Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông… Cây bí kỳ nam hầu hết phát triển trên thân các cây gỗ lớn trong những khu rừng thứ sinh và được tìm thấy nhiều nhất trên thân cây dầu trà beng.
Khi phát hiện loại cây quý hiếm này, người dân sẽ tiến hành nhổ cả cây, sau đó cắt tỉa cành lá, bỏ phần rễ và chỉ lấy phần thân phình to hay còn gọi là củ để bào chế thành dược liệu.
Cách bào chế cây bí kỳ nam:
- Rửa phần củ sạch sẽ, sau đó cắt đôi và loại bỏ tất cả kiến sống bên trong;
- Thái phần củ thành nhiều lát mỏng rồi đem đi phơi nắng. Khi gần khô thì đem vào để trong bóng râm phơi tiếp cho khô hoàn toàn;
- Khi cần sử dụng dược liệu này, người dân sẽ lấy lát thuốc chần qua nước sôi rồi đem đi sao vàng;
- Bảo quản dược liệu đã khô trong túi kín, để vị trí khô ráo, tránh nấm mối và độ ẩm cao.
4. Cây kỳ nam có tác dụng gì?
Theo dân gian, người dân sử dụng dược liệu bí kỳ nam vì chúng có công dụng lợi tiểu, tiêu viêm, kháng khuẩn, sát trùng… Do đó, cây bí kỳ nam được sử dụng để điều trị bệnh vàng da, viêm gan, xơ gan hay chữa đau nhức xương khớp,thấp khớp, bong gân, đau bụng, tiêu chảy, ăn uống kém.
Liều lượng sử dụng mỗi ngày của loại dược liệu quý này là khoảng 10 – 16g bằng cách sắc lấy nước hoặc ngâm rượu uống.
Một số bài thuốc sử dụng cây bí kỳ nam:
4.1. Trị viêm gan, vàng da
Nguyên liệu bao gồm cây tổ kiến bí kỳ nam 20g, thảo quyết minh 10g, Atiso 20g, nhân trần 15g hoặc bí kỳ nam 80g, hạ khô thảo, chó đẻ, hậu phác nam mỗi vị 20g.
Đem các nguyên liệu sắc cùng 500ml nước đến khi còn 100ml thì ngưng. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày, trước ăn 1 giờ trong 10 – 15 ngày liên tục.
4.2. Giảm đau nhức xương khớp
Nguyên liệu: cây bí kỳ nam, rễ vú bò, xuyên tiêu mỗi vị 20g kết hợp ngũ gia bì 30g. Hoặc 40g cây bí kỳ nam, 30g bổ cốt toái, 20g mỗi vị rễ trứng cuốc và rễ trinh nữ.
Đem các nguyên liệu trên đi sắc lấy nước uống hoặc có thể ngâm rượu. Yêu cầu uống mỗi lần khoảng 15ml trước bữa ăn.
4.3. Trị chứng đau bụng, tiêu chảy
Đem nguyên liệu cây bí kỳ nam khoảng 20g đi sắc thật đặc và chia 2 lần uống cách nhau 1 giờ.
5. Các nghiên cứu mới về cây bí kỳ nam
Kết quả một số nghiên cứu gần đây phát hiện thêm nhiều công dụng khác của cây bí kỳ nam:
- Những cây được thu hoạch ở Phú Quốc qua đánh giá trên chuột không ghi nhận độc tính, đặc biệt là những biểu hiện độc tính trên gan và thận;
- Nghiên cứu trên chuột đái tháo đường, các nhà nghiên cứu nhận thấy việc tiêm dịch chiết xuất từ cây bí kỳ nam giúp giảm kích thước và tăng mức độ hoạt động các tiểu đảo tuyến tụy. Cơ chế đái tháo đường một phần là do tuyến tụy bị suy yếu. Do đó việc các tiểu đảo tuyến tụy tăng hoạt động dưới tác dụng của dịch chiết cây bí kỳ nam đã mang lại nhiều hứa hẹn trong việc hỗ trợ điều trị đái tháo đường;
- Kết quả một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy dịch chiết xuất từ cây bí kỳ nam khả năng kích thích tăng số lượng tế bào lympho, loại tế bào đóng vai trò trong khả năng đáp ứng miễn dịch cơ thể. Ngoài ra, chiết xuất từ dược liệu quý hiếm này còn có thể bảo vệ tế bào thần kinh khỏi độc chất;
- Chiết xuất cây bí kỳ nam theo một số nghiên cứu có tác dụng hỗ trợ và tạo ra hy vọng trong sản xuất thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng, ung thư máu (bệnh bạch cầu dòng tế bào T);
- Cây bí kỳ nam còn thể hiện hoạt tính chống oxy hóa, kháng khuẩn. Khả năng kháng khuẩn tác dụng ở nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là các loại vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy nhiễm trùng. Ngoài ra, loại dược liệu bí kỳ nam còn mang hoạt tính chống lại bệnh sốt rét.
Trong Đông y, cây kiến kỳ nam có mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả và tránh các tác dụng phụ, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, lương y có chuyên môn Y Học Cổ Truyền.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.