Cây tần bì là cây gì và tác dụng với sức khỏe?

Cây tần bì là cây gì và tác dụng với sức khỏe?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây tần bì là cây gì và tác dụng với sức khỏe? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây tần bì là cây thân gỗ được thu hái vào mùa xuân. Vỏ thân, vỏ cành, nhựa cây được sử dụng làm thuốc điều trị nhiều loại bệnh lý, trong đó nổi bật là nhuận tràng, làm mềm phân, ức chế trực khuẩn phó thương hàn, trực khuẩn lỵ, cầu trùng viêm phổi, liên cầu nhóm A.

1. Cây tần bì là cây gì?

Cây tần bì có tên khoa học là fraxinus ornus, có thân gỗ nhẵn, màu xám, cao khoảng 12-15m. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập về Việt Nam với mục đích chữa bệnh, thường được thu hái vào mùa xuân, bóc lấy vỏ thân, hoặc vỏ cành đem phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.

Lá tần bì là gì? Lá cây tần bì có hình lông chim màu xanh lục, mọc chen chúc nhau tạo thành hình gợn sóng rất ấn tượng. Hoa thường nở thành từng chùm trước khi lá rụng, không có cánh, hương thơm nhẹ nhàng. Hoa tần bì đực thường ngắn hơn hoa cái, chúng được thụ phấn nhờ gió. Quả tần bì mọc thành chùm, rộng 5-8mm, dài 2,4 – 4,5cm.

2. Tác dụng của cây tần bì gai

Cây tần bì là một loại thảo dược được sử dụng làm thuốc. Nhựa cây là loại nhựa dẻo, có vị ngọt, được hình thành từ các lỗ trên thân cây do côn trùng hoặc trong các khe trên vỏ cây. Khi mới hình thành, nhựa có màu nâu tím, có vị đắng, sau đó đông đặc lại, chuyển sang màu trắng và có vị ngọt hơn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhựa cây tần bì có nhiều thành phần có tác dụng ức chế trực khuẩn phó thương hàn, trực khuẩn lỵ, cầu trùng viêm phổi, liên cầu nhóm A. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để nhuận tràng, làm mềm phân, hỗ trợ tiêu hóa ở ruột già mà không khiến người bệnh rơi vào tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải.

Vỏ cây tần bì có vị đắng, chát, tính hàn, quy kinh can, đởm, đại tràng, thanh nhiệt táo thấp, thu liễm, minh mục, liều dùng chung từ 6-12g.

  • Trị viêm phế quản: Dùng viên nén tần bì, mỗi viên cao chứa 0,3g chế từ tần bì, mỗi lần uống 2 viên, ngày 2 lần
  • Trị ngứa, sần da (da bị ngứa và dày lên như da trâu): Sử dụng tần bì 30g, nấu nước rửa hàng ngày
  • Trị đại tràng táo kết bằng cách sử dụng tần bì, đại hoàng, mỗi vị 6g, sắc uống ngày 1 thang
  • Trị lỵ bằng cách sử dụng tần bì, hoàng bá, mỗi vị 6g, sắc uống ngày 1 thang
cây tần bì là cây gì
Giải đáp cây tần bì là cây gì?

3. Lưu ý gì khi sử dụng tần bì?

Một số lưu ý khi sử dụng tần bì trong điều trị bệnh gồm:

  • Tác dụng phụ phổ biến nhất là khó tiêu và buồn nôn
  • Cây tần bì an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn
  • Không sử dụng tần bì khi bị tắc ruột
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú, dị ứng với bất kỳ thành phần của thuốc, đang sử dụng các loại thuốc hoặc thảo mộc khác, đang mắc bệnh.

4. Tương tác thuốc với tần bì

Tần bì có thể tương tác với một số thuốc khiến thuốc giảm hiệu quả hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Thuốc Digoxin (lanoxin) vì tần bì làm giảm kali, mà mức kali thấp có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của digoxin (lanoxin).
  • Thuốc Warfarin (coumadin) vì tần bì có thể làm tăng tác dụng của warfarin và làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Thuốc lợi tiểu vì một số thuốc lợi tiểu có thể làm giảm kali máu
cây tần bì là cây gì
Tác dụng phụ phổ biến nhất khi sử dụng tần bì là khó tiêu và buồn nôn

5. Phân biệt tần bì và trần bì

Tần bì và trần bì thường dễ gây nhầm lẫn vì tên gọi gần giống nhau và đều có thể dùng để điều trị viêm phế quản. Tuy nhiên, tần bì thuộc họ nhài, trong khi đó, trần bị thuộc họ cam. Tần bì sử dụng vỏ cành, vỏ cây để trị bệnh, trong khi đó, trần bì sử dụng vỏ quả. Tần bì thuộc nhóm thanh nhiệt táo thấp, chủ yếu dùng trị lỵ và táo kết đại tràng, còn trần bì thuộc nhóm hành khí, chủ yếu dùng trị chướng khí, khí trệ.

Trần bì vị hơi đắng, cay, tính ấm, vào 2 kinh tỳ, phế, mùi thơm đặc trưng, có tác dụng kích thích nhẹ vị tràng, làm tăng sự phân tiết dịch tiêu hóa, làm tăng sự bài trừ các khí tích trong ruột, chống loét đường ruột, hạ huyết áp, chống viêm, liều dùng chung 4-12g.

  • Trị ho, đờm nhiều, dính, bứt rứt trong lồng ngực, tiêu hóa kém bằng cách sử dụng trần bì, bán hạ, bạch linh, cam thảo, mỗi vị 10g, sắc hỗn hợp thuốc chắt nước uống.
  • Trị ợ hơi, ngực bụng đầy trướng, đau, buồn nôn bằng cách sử dụng trần bì, bạc hà, tô diệp, sinh khương, hoàng liên, mộc hương, mỗi vị từ 10-12g, sắc hỗn hợp thuốc chắt lấy nước uống.
  • Trị đau bụng do lạnh bằng cách sử dụng trần bì, can khương, thương truật, tô diệp, nam mộc hương, hậu phác, mỗi vị 10-12g, sắc hỗn hợp thuốc chắt lấy nước uống.
  • Trị các bệnh khí trệ, huyết ứ, gây đau đớn cơ nhục, bế kinh, đau bụng kinh, đau dạ dày, ruột bằng cách phối hợp trần bì với hương phụ, ích mẫu, nga truật, sắc hỗn hợp thuốc chắt lấy nước uống.
  • Trị viêm tuyến vú cấp tính bằng cách trần bì 30g, cam thảo 6g, sắc hỗn hợp thuốc chắt lấy nước uống.

Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức hữu ích về bài thuốc từ cây tần bì. Từ đó, có thể áp dụng bài thuốc này một cách hiệu quả và đúng cách.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.