Cây trạch tả có tác dụng gì?

Cây trạch tả có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây trạch tả có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây trạch tả là dược liệu quý thuộc họ trạch tả. Đây là một cây thảo, cao trung bình cỡ khoảng 40-50cm. Theo các tài liệu về Y Học Cổ Truyền, cây trạch tả có tác dụng bổ ngũ tạng, tiêu khát, thông tiểu và lợi nhiệt ở bàng quang, lâm lịch, tam tiêu.

1. Đặc điểm chung của trạch tả

Cây trạch tả có tên khoa học là Alisma plantago aquatica L với đặc điểm như sau:

  • Đặc điểm sinh học: Chiều cao trung bình của cây trạch tả khoảng dưới 1m. Rễ cây trắng, mảnh, mọc thành cụm ăn sâu xuống lòng đất. Thân rễ trắng, có thể có hình cầu hoặc hình con quay. Lá cây dài trung bình từ 15 – 30cm, mọc thành cụm từ dưới gốc lên. Lá cây hình mác và thu hẹp dần về phía dưới cuống. Cán hoa dài dạng hình tròn, nhẵn phát triển từ dưới gốc lên, phân chia thành nhiều vòng hoa có cuống dài. Hoa lưỡng tính, có 3 cánh màu sắc trắng hoặc hồng nhẹ.
  • Đặc điểm phân bố: Cây trạch tả thường mọc hoang dại ở các vùng nước nông hay khu vực ẩm ướt, nước ngọt, ví dụ như đầm lầy, bờ sông, bờ hồ. Ở Việt Nam, cây được tìm thấy nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lai Châu, Lạng Sơn và Điện Biên.
  • Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ (củ) của cây trạch tả chính là bộ phận được dùng làm dược liệu.
  • Đặc điểm dược liệu: Rễ cây trạch tả có dạng củ với hình cầu tròn, bầu dục hoặc hình trứng. Đường kính củ trạch tả tối đa cỡ khoảng 5cm, chiều dài trung bình khoảng 6,6cm. Bên ngoài củ là một lớp vỏ thô, có màu trắng vàng, chứa nhiều vành rãnh nông nằm ngang. Xung quanh củ mọc ra thêm nhiều rễ nhỏ. Mùi hương nhẹ, khi nếm thấy vị hơi đắng.
  • Thu hái – Sơ chế: Dược liệu trạch tả thường được thu hoạch 2 lần/ năm, cụ thể là vào tháng 6 và tháng 12. Trước khi thu hoạch dược liệu thì người dân sẽ cắt bỏ hoa để rễ củ phát triển to hơn và thu được nhiều dược liệu hơn.
  • Bào chế thuốc:
    • Cách 1: Ngâm củ cây trạch tả với nước cho ngấm khoảng 8cm. Sau đó phơi khô số lượng lớn và dùng trong thời gian dài.
    • Cách 2: Củ trạch tả xắt lát mỏng. Pha loãng nước muối với tỷ lệ 720g muối/ 50kg trạch tả rồi phun vào miếng trạch tả đã cắt mỏng cho hơi ẩm ướt. Đem nấu và sao dược liệu trên lửa nhỏ. Khi sao thấy dược liệu chuyển sang sắc vàng thì bắc ra và đem phơi vài nắng to cho thật khô (theo tài liệu Diêm trạch tả ).
  • Tính vị: Theo tài liệu Bản Kinh có tính hàn và vị ngọt; theo sách Biệt Lục, trạch tả có vị mặn; còn theo tài liệu Y Học Khải Nguyên, loại thảo dược này tính bình và vị ngọt.
  • Quy kinh: Theo một số tài liệu Y Học Cổ Truyền cho thấy, dược liệu trạch tả có quy vào các kinh thủ Thái dương Tiểu trường; thủ Thiếu âm Tâm; túc Thái dương Bàng quang; túc Thiếu âm Thận; bàng quang, thận, tam tiêu, tiểu trường, tỳ và vị.
Cây trạch tả
Cây trạch tả thường mọc hoang dại ở các vùng nước nông hay khu vực ẩm ướt

2. Cây trạch tả có tác dụng gì?

Theo Y Học Cổ Truyền, dược liệu trạch tả có công dụng bổ ngũ tạng, tiêu khát, lợi nhiệt ở bàng quang, thông tiểu, lâm lịch và tam tiêu. Chủ trị:

  • Hội chứng thận hư;
  • Đau đầu, chóng mặt, ù tai;
  • Sinh đẻ khó;
  • Gân xương co rút;
  • Tiểu buốt và khó;
  • Nóng gan;
  • Táo bón;
  • Tiêu chảy do viêm ruột;
  • Ra nhiều mồ hôi;
  • Mỡ máu (lipid máu cao);
  • Huyễn vượng.

Theo yt học hiện đại:

  • Trạch tả có công dụng tốt trong lợi tiểu, làm tăng khả năng thanh thải các chất cặn như Ure, Natri, Kali và Chlor tại thận;
  • Phấn hoa trạch tả có tác dụng hòa tan được mỡ;
  • Cồn chiết xuất từ cây trạch tả có tác dụng rõ rệt trong việc giảm nồng độ lipid máu, ngăn ngừa máu và gan nhiễm mỡ;
  • Làm giãn mạch vành, điều hòa huyết áp nhẹ;
  • Chống đông máu;
  • Hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường.

Cây trạch tả là dược liệu lành tính không chứa độc. Tuy vậy, khi sử dụng dược liệu này làm thuốc vẫn cần thận trọng dùng đúng liều lượng được khuyến cáo. Nếu không phù hợp cơ địa, cây trạch tả sẽ không mang lại hiệu quả chữa bệnh và có thể gây dị ứng cho một số trường hợp.

Các dấu hiệu nhận biết dị ứng cây trạch tả bao gồm:

  • Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt;
  • Vấn đề về da: Nổi mẩn, phát ban kèm ngứa ngáy toàn thân;
  • Sưng phù mặt kèm theo sưng miệng;
  • Khó thở, thở rít…

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp bị dị ứng với trạch tả cũng gặp phải tất cả các biểu hiện trên. Điều quan trọng là bạn cần xác định kịp thời và tạm dừng sử dụng cây trạch tả ngay khi nhận thấy bất kỳ tác dụng không mong muốn với cơ thể.

Cây trạch tả
Cây trạch tả là dược liệu lành tính không chứa độc

3. Một số bài thuốc với cây trạch tả

Điều trị cổ trướng:

  • Chuẩn bị: Trạch tả, mạch môn, bạch truật, xích phục linh, mỗi vị thuốc 12g; vỏ rễ râu, tía tô, hạt cau, mộc qua, mỗi vị thuốc 10g; sa nhân, mộc hương, đại phúc bì, trần bì, mỗi vị thuốc 8g và đăng tâm khoảng 10 sợi.
  • Thực hiện: đem tất cả dược liệu đã chuẩn bị thái nhỏ, sắc với 400ml nước, đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 100ml, chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày.

Điều trị tiểu tiện khó, đái rắt kèm đái buốt:

  • Chuẩn bị: Trạch tả 12g, sa tiền tử 10g và thông thảo 6g.
  • Thực hiện: đem tất cả các vị thuốc này sắc uống trong ngày, mỗi ngày một thang thuốc.

Điều trị cước khí, bí tiểu tiện, tức ngực:

  • Chuẩn bị: Trạch tả 10g, khiên ngưu 8g, binh lang, xích phục linh, chỉ xác, mộc thông, mỗi vị thuốc 6g.
  • Thực hiện: đem tất cả các vị thuốc kể trên tán thành bột mịn, nấu với gừng tươi, hành ta lấy nước thuốc uống trong ngày.

Chữa viêm cầu thận, đái ít kèm theo phù:

  • Chuẩn bị: Trạch tả 16g, bạch truật, phục linh, trư linh, mỗi vị thuốc 12g và quế chi 8g.
  • Thực hiện: đem tất cả các vị thuốc trên thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.

Chữa bệnh gan nhiễm mỡ:

  • Chuẩn bị: Trạch tả 20g, đan sâm, hà diệp, thảo quyết minh, hà thủ ô (sống), hổ trương, hoàng kỳ, mỗi vị 15g và sơn tra (sống) 30g.
  • Thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc kể trên sắc nước uống, ngày một thang thuốc.

Điều trị hội chứng thận hư, tiểu buốt, tiểu rắt:

  • Chuẩn bị: Trạch tả 1,2 g, xa tiền tử, bạch long cốt, tang phiêu phiêu, mỗi vị 40g và cẩu tích 80g.
  • Thực hiện: Tán các dược liệu kể trên thành dạng bột mịn uống ngày 8g trước khi ăn. Có thể kết hợp chung với một ít rượu ấm để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Chữa béo phì đơn thuần:

  • Chuẩn bị: Trạch tả, thảo quyết minh, sơn tra, mỗi vị thuốc 12g và phan tả diệp 8g.
  • Thực hiện: Đem tất cả các dược liệu trên thái nhỏ hãm với nước sôi, uống làm hai lần trong ngày. Một đợt điều trị kéo dài trung bình khoảng 4 tuần.

Điều trị bệnh gout:

  • Chuẩn bị: Trạch tả 25g, 100g gạo và 15g đường.
  • Thực hiện: Đem trạch tả rửa sạch rồi để vào trong túi vải, sau đó cho trạch tả vào nồi đun sôi khoảng 15 phút thì vớt túi vải ra, tiếp tục cho gạo vào ninh chín nhừ thành cháo. Thêm chút đường hay muối tùy theo khẩu vị để dễ ăn hơn.

Tuy nhiên, việc sử dụng thảo dược trạch tả tươi trong các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị gout còn tồn tại một số mặt hạn chế, đó là cách thực hiện mất nhiều thời gian dẫn đến không kiên trì. Nếu thực hiện sai cách có thể làm giảm hoặc mất hoàn toàn tác dụng của hoạt chất bên trong, do vậy hiệu quả trong điều trị bệnh thường chưa cao.

Kiêng kị khi dùng trạch tả:

  • Tuyệt đối không sử dụng cây trạch tả cho người bị tỳ hư, hỏa hư.
  • Người đã có tiền sử dị ứng với trạch tả ở các dạng bào chế khác không sử dụng.

Tóm lại, trạch tả có tác dụng bổ ngũ tạng, tiêu khát, thông tiểu và lợi nhiệt. Trước khi sử dụng các bài thuốc trong điều trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y. Việc lạm dụng những bài thuốc với cây trạch tả quá mức có thể gây đau mắt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.