Châm cứu chữa viêm khớp có hiệu quả không?

Châm cứu chữa viêm khớp có hiệu quả không?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Châm cứu chữa viêm khớp có hiệu quả không? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Dù có nhiều thành tựu phát triển vượt bậc nhưng hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp. Theo đó, châm cứu chữa viêm khớp là một phương pháp được sử dụng lâu đời. Qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, châm cứu chữa viêm khớp đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả.

1. Châm cứu chữa viêm khớp có hiệu quả không?

Y Học Cổ Truyền phương Đông cho rằng, cơ thể con người có một hệ thống kinh mạch chạy khắp cơ thể, là nơi để các dòng năng lượng lưu thông và tạo sự cân bằng âm dương. Khi dòng chảy năng lượng bị tắc nghẽn, ứ đọng sẽ sinh ra các bệnh về xương khớp.

Châm cứu chữa viêm khớp có hiệu quả không?Châm cứu là phương pháp sử dụng các cây kim châm chuyên dụng tác động vào các huyệt đạo để kích thích dòng năng lượng lưu thông đồng đều trong cơ thể. Châm cứu giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh bằng cách tạo ra cung phản xạ mới thay thế cho cung phản xạ bệnh lý. Ngoài ra, châm cứu còn kích thích cơ thể sản sinh endorphin, một chất giảm đau tự nhiên giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức.

Mặc dù, hiện nay Tây Y phát triển và đạt được nhiều thành tựu vượt bậc. Tuy nhiên vẫn có một số bệnh Tây y không thể chữa dứt điểm hoàn toàn, trong đó có bệnh viêm khớp. Các phương pháp điều trị Tây y hiện nay chỉ giúp điều trị khỏi bệnh viêm khớp tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định mà chưa thể điều trị dứt điểm. Qua nhiều kết quả nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định viêm khớp là một trong những bệnh có thể điều trị một cách an toàn và hiệu quả bằng bằng thuật châm cứu.

2. Châm cứu chữa viêm khớp như thế nào?

Viêm khớp là một bệnh lý rất phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm khớp là đau đớn, hạn chế tầm vận động, khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau nhức ở các cơ, dây chằng liên quan. Châm cứu chữa viêm khớp có hai tác dụng chính là giúp giảm đau nhức hiệu quả và điều trị dứt điểm bệnh. Bác sĩ sẽ xem xét cẩn trọng tình trạng cụ thể của người bệnh như người bệnh đau ở một khớp hay đau nhiều khớp, đau tại chỗ hay cơn đau dọc cơ thể, các triệu chứng kèm theo như tay chân lạnh, sợ lạnh, sợ gió,…để xác định thể bệnh, từ đó xác định những huyệt đạo cần được châm cứu và lựa chọn kỹ thuật châm cứu phù hợp (như thủy châm, điện châm hay ngải cứu) nhằm đạt hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân.

Tương ứng với các thể bệnh theo Đông y là các huyệt đạo cần châm cứu như sau:

  • Thể thấp nhiệt thương âm: châm cứu vào các huyệt đạo như Phong trì, Phong môn, A thị huyệt, Khúc trì, Huyết hải, Hợp cốc, Thái khê, Tam âm giao, Túc tam lý, …
  • Thể phong thấp nhiệt: châm cứu vào các huyệt đạo như Phong trì, Khúc trì, Hợp cốc, Phong môn, A thị huyệt, Túc tam lý, Huyết hải,…
  • Thể đàm ứ ở kinh lạc: châm cứu vào các huyệt đạo như Phong long, Phong môn, A thị huyệt, Khúc trì, Đại chùy, Âm lăng tuyền, Huyết hải, Huyền chung, Túc tam lý…
Phong trì
Huyệt đạo Phong trì được sử dụng trong châm cứu chữa viêm khớp

Bên cạnh đó, tùy vào căn bệnh xương khớp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ châm cứu chữa viêm khớp vào các huyệt đạo như:

  • Để chữa đau vai gáy, bác sĩ có thể tác động vào các huyệt đạo như Phong trì, A thị huyệt, Phong môn, Cách du, Khúc trì, Kiên ngung, Kiên tỉnh, Hợp cốc, Thiên tông, Huyết hải…
  • Để chữa đau thần kinh tọa, bác sĩ có thể châm cứu vào vào các huyệt như Thận du, Trường du, Thừa sơn, Ủy trung, Thừa phù, Trật biên…
  • Để chữa đau lưng, bác sĩ có thể châm cứu vào các huyệt đạo như Ủy trung, Thận du, Thứ liêu, Hoàn khiêu, Dăng lăng Tuyền, Yêu Dương Quan, Phong trì…
  • Để chữa viêm khớp gối, bác sĩ có thể châm vào các huyệt Tất nhãn, Độc tỵ, Huyết hải, Lương khâu, Âm lăng tuyền, Tuyệt cốt, Thận du…
  • Để chữa viêm khớp dạng thấp, tùy vào vị trí khớp bị thương tổn, bác sĩ tác động vào các huyệt đạo cụ thể như: Chi trên: châm cứu vào các huyệt như Kiên trung, Hợp cốc, Khúc trì, Ngoại quan, Bát tà. Chi dưới: châm vào các huyệt như Hoàn khiêu, Huyền chung, Độc ty, Dương lăng tuyền. Khớp hàm dưới: châm vào các huyệt Thính hội, Hợp cốc, Hạ quan. Cột sống: châm vào các huyệt Ân môn, Á môn, Kỷ huyệt
  • Châm cứu thoát vị địa đệm: bác sĩ châm cứu vào các huyệt vị như Thận du, Đại trường du, Cách du, Giáp tích, A thị huyệt…

3. Quy trình châm cứu chữa viêm khớp như thế nào?

Quy trình châm cứu chữa viêm khớp thường gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám, khai thác triệu chứng lâm sàng, tiền sử mắc bệnh, có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang,chụp MRI,… nếu cần thiết.
  • Bước 2: Người bệnh được bác sĩ tư vấn cụ thể về phác đồ điều trị, liệu trình châm cứu phù hợp với tình trạng bệnh viêm khớp.
  • Bước 3: Thực hiện châm cứu cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm ở ngồi ở đúng tư thế để thuận lợi cho việc châm cứu. Sau khi xác định huyệt đạo sẽ châm cứu, bác sĩ sát trùng vùng da quanh huyệt đạo, tiến hành châm kim nhanh qua da, sử dụng máy điện châm để tăng kích thích lên huyệt đạo. Sau khi hết thời gian châm cứu, bác sĩ rút kim khỏi huyệt đạo và sát khuẩn da vùng huyệt đạo vừa châm.
  • Bước 4: Người bệnh được cho nghỉ ngơi tại giường và để bác sĩ theo dõi phản ứng sau châm cứu.
  • Bước 5: Bác sĩ hẹn lịch buổi châm cứu tiếp theo.
Châm cứu
Châm cứu chữa viêm khớp cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín

4. Các lưu ý khi châm cứu chữa viêm khớp

Các bệnh xương khớp thường liên quan đến nhiều huyệt vị, kinh mạch khác nhau. Tuy là phương pháp có hiệu quả cao, giúp giảm đau nhanh chóng nhưng nếu thực hiện sai cách có thể gây những tác dụng không mong muốn đến sức khỏe. Để việc châm cứu chữa viêm khớp an toàn, cần lưu ý một số điểm quan trọng như sau:

  • Không thực hiện châm cứu ở những vùng da bị nhiễm trùng, lở loét, vết thương hở.
  • Không châm cứu khi người bệnh quá đói, quá no hoặc đã sử dụng rượu bia.
  • Không châm cứu cho người bệnh mắc bệnh hen suyễn, suy hô hấp cấp, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, rối loạn đông máu. Cũng không nên châm cứu chữa viêm khớp ở những bệnh nhân có thần kinh không ổn định.

Về phần người bệnh, để đảm bảo việc châm cứu chữa viêm khớp hiệu quả, người bệnh nên châm cứu theo liệu trình bác sĩ đã chỉ định, không nên bỏ dở giữa chừng. Việc châm cứu không thay thế được hoàn toàn các loại thuốc giảm đau, do đó người bệnh cần sử dụng kết hợp các loại thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục. Sau khi châm cứu, người bệnh không nên vận động mạnh mà nên thư giãn, nghỉ ngơi. Một điều quan trọng là người bệnh nên chọn thực hiện châm cứu chữa viêm khớp ở các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa đông y để đạt hiệu quả điều trị cao, tránh nguy cơ nhiễm trùng và các nguy cơ khác (như liệt, teo cơ) do không đảm bảo vô cùng, châm không đúng cách,…

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.