Chức năng tạng tâm theo góc nhìn đông y

Chức năng tạng tâm theo góc nhìn đông y

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Chức năng tạng tâm theo góc nhìn đông y cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Tạng tâm trong đông y hay còn được gọi là tim, là một trong những tạng quan trọng trong cơ thể con người. Tạng tâm chủ huyết mạch, tâm khí giúp thúc đẩy huyết dịch vận hành trong lòng mạch và phát huy tác dụng dinh dưỡng và tư nhuận. Vậy chức năng tạng tâm theo góc nhìn đông y như thế nào?

1. Tạng tâm là gì?

Tạng tâm là một tên gọi của tim trong đông y. Tâm có tâm dưỡng là tâm khí và tâm hỏa, tâm âm là tâm huyết. Tạng tâm quy vào hành nào trong ngũ hành? Tạng tâm là một tạng đứng đầu các tạng thuộc thiếu âm, hành hỏa. Tâm hỏa sinh tỳ thổ khắc phế kim và có quan hệ biểu lý với tiểu trường.

Tạng tâm có tâm bào lạc là một tổ chức bên ngoài giúp bảo vệ tạng tâm khỏi bị xâm nhập bởi ngoại tà. Tạng tâm phụ trách các hoạt động ví dụ như về huyết mạch, chủ về thần khí, biểu hiện ra mặt và khai khiếu ra lưỡi,…

2. Chức năng tạng tâm

2.1 Tâm là quân chủ, chủ thần minh

Tạng tâm là vị đại chủ của Lục phủ ngũ tạng, là chỗ trú ngụ của thần minh. Tâm là chủ thể của mọi sự hoạt động sinh mệnh của cơ thể và đứng đầu trong các hoạt động của tạng phủ. Tất cả ý thức, tinh thần và tư tưởng đều quy chung vào chức năng của tạng tâm. Do vậy, gọi tạng tâm có chức năng quân chủ nói lên tính chất quan trọng nhất của tâm.

Tạng tâm chủ thần minh, làm chủ thể cho mọi hoạt động về tư duy, tinh thần và ý thức. Trên lâm sàng, những triệu chứng có liên quan đến thần minh như nói sảng, hoảng sợ, nói mê hoặc cười không nghỉ,… phần nhiều đều quy vào bệnh của tạng tâm.

2.2 Tâm chủ tàng thần

Thần chí là những hoạt động về tinh thần tư duy, tinh và huyết là cơ sở hoạt động tinh thần. Tạng tâm chủ về huyết mạch nên cũng chủ về thần chí, chính là nơi cư trú của thần nên được gọi là tâm tàng thần. Tâm huyết và tâm khí đầy đủ giúp con người tinh thần sáng suốt và tỉnh táo. Nếu tâm huyết hư sẽ gây ra tình trạng ngủ mê, hồi hộp đánh trống ngực và hay quên. Tâm huyết nhiệt thì hôn mê, mê sảng.

Hay nghe thấy tiếng tim đập là dấu hiệu bệnh gì?
Chức năng của tạng tâm hư sẽ gây tình trạng hồi hộp đánh trống ngực

2.3 Tâm chủ huyết mạch, vinh nhuận ra mặt

Trung tiêu bẩm thụ khí và giữ lại trấp dịch. Tâm khí biến hóa đỏ được gọi là huyết. Mạch chính là một trong số ngũ thể, mạch bao bọc huyết dịch chu lưu toàn thân không ngừng nghỉ. Tạng tâm là gốc của sinh mệnh, vinh nhuận ra khuôn mặt và làm đầy đủ ở huyết mạch. Huyết do tạng tâm làm chủ và mạch là đường dẫn giúp lưu hành huyết. Huyết mạch và tâm có quan hệ mật thiết và phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Trong sự thúc đẩy vận hạnh huyết dịch, mạch và tạng tâm hỗ trợ phối hợp với nhau, nhưng tạng tâm vẫn là tác nhân chủ động. Vì vậy, tuy huyết có công năng dinh dưỡng, vẫn phải nhờ vào sự hoạt động của tâm mạch. Nếu công năng của tạng tâm được bảo toàn, huyết dịch sẽ được thịnh vượng thì sắc mặt hồng nhuận sáng láng, ngược lại thì nhợt nhạt thiếu sức sống. Nếu huyết mạch vận hành bị trở ngại và ngưng trệ thì biểu hiện sắc mặt đen tím, nếu huyết ngưng tụ lại không lưu thông được thì khô như củi.

Một trong những chức năng của tâm tạng là chủ thần minh, thần nhờ huyết mà tươi sáng, huyết khí thất thường thì thần minh cũng không ổn định. Vì vậy, tạng tâm khí hư thì thần khí sút kém, buồn bã. Tâm khí thịnh thì thần khỏe mạnh, mặt rạng rỡ, luôn tươi cười. Hoạt động của thần minh cũng không ảnh hưởng tới huyết mạch và lo buồn quá độ cũng tổn thương tâm khí. Sự hoạt động của lục phủ ngũ tạng lại phụ thuộc tới sự nuôi dưỡng của khí huyết, vì vậy nói tâm là chủ thể của sự hoạt động sinh mệnh là chỉ toàn thân.

2.4 Tâm thần quân hỏa

Sức sống của con người phụ thuộc vào tâm khí, tâm huyết tưới nhuần đến mọi cơ quan trong cơ thể, không có nơi nào không được hưởng sự nóng ấm như vậy. Lục phủ ngũ tạng phụ thuộc vào sự ấm nóng ấy mà phát triển. Hỏa bên trong tạng tâm là quân hỏa, trong khi đó hỏa của tam tiêu của thận và tâm bào đều có tướng hỏa nhằm bổ sung và hỗ trợ cho quân hỏa.

2.5 Tâm khai khiếu ra lưỡi

Tạng tâm và lưỡi có một mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Tâm khai khiếu ra lưỡi và biểu hiện của lưỡi nói lên tình trạng của tâm. Khí huyết của tạng tâm biểu hiện ra lưỡi để duy trì hoạt động của cả lưỡi.

  • Lưỡi linh hoạt thì tâm khí tốt.
  • Lưỡi vẹo lệch nói ngọng là tâm bị bệnh.
  • Chót lưỡi thuộc tâm.
  • Chót lưỡi hồng là tâm huyết đủ.
  • Chót lưỡi đỏ là tâm huyết nhiệt.
  • Chót lưỡi nhợt nhạt là do tâm huyết hư.
  • Chót lưỡi tím là tâm huyết ứ.
Lưỡi và tạng tâm trong đông y có mỗi liên quan mật thiết với nhau
Lưỡi và tạng tâm trong đông y có mỗi liên quan mật thiết với nhau

3. Bệnh lý của tạng tâm

3.1 Thực chứng của tâm

  • Tâm hỏa thịnh gây ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau ví dụ như do rối loạn tình chủ hay lục dâm, hỏa ở bên trong cơ thể như là ăn nhiều đồ ăn cay nóng hay quá béo. Triệu chứng tâm hỏa thịnh thường vật vã, khát nước, ngủ ít và lưỡi miệng lở đau, chảy máu cám và chất lưỡi đỏ mạch sác.
  • Tâm huyết ứ: nguyên nhân thường do tâm dương hư và tâm khí hư, do gặp lạnh, tình chí bị kích động, đờm ngưng tụ gây huyết ứ. Triệu chứng thường gặp đó là đau vùng trước tim lan sang cánh tay rồi đến đầu ngón tay, đánh trống ngực. Nếu nặng tay chân có thể lạnh, niêm mạc mặt môi và móng tay, móng chân xanh tím, lưỡi đỏ có điểm tím.
  • Đờm hỏa làm nhiễu tâm và dẫn tới tâm khiếu: nguyên nhân thường do tình chí bị động kết lại sinh thấp, hóa đờm trở ngại đến tâm. Biểu hiện bên ngoài là tinh thần khác thường, thần chí tổn hại dẫn tới mất ngủ, vật vã, hoảng sợ, miệng đắng, rêu lưỡi nhiều.

3.2 Hư chứng của tâm

  • Tâm dương hư: thường gặp ở người già và những người bị thiểu năng mạch vành. Nguyên nhân do bị mất nhiều mồ hôi và tân dịch làm ảnh hưởng đến khí huyết. Triệu chứng của tâm dương hư bao gồm hồi hộp đánh trống ngực, thở ngắn, sắc mặt xanh, tự ra mồ hôi, người và chân tay lạnh, lưỡi rêu trắng, lưỡi bệu, mạch hư.
  • Tâm huyết hư và tâm âm hư: thường gặp ở những người thiếu máu do bệnh mãn tính và sau đẻ, rong huyết, sau chấn thương. Triệu chứng của tâm huyết hư thường gặp là người bệnh dễ kinh sợ, vật vã, hồi hộp, đánh trống ngực. mất ngủ và hay quên, hoa mắt chóng mặt, da xanh, môi nhợt, đau đầu, mạch nhược hay tế sắc.

Tóm lại, tạng tâm là một tên gọi của tim trong đông y. Tâm có tâm dưỡng là tâm khí và tâm hỏa, tâm âm là tâm huyết. Tạng tâm là một tạng đứng đầu các tạng thuộc thiếu âm, hành hỏa. Tâm hỏa sinh tỳ thổ khắc phế kim và có quan hệ biểu lý với tiểu trường. Tạng tâm phụ trách các hoạt động ví dụ như về huyết mạch, chủ về thần khí, biểu hiện ra mặt và khai khiếu ra lưỡi,…

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.