Tác dụng chữa bệnh của cây hậu phác

Tác dụng chữa bệnh của cây hậu phác

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng chữa bệnh của cây hậu phác cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Hậu phác là một trong những vị thuốc phổ biến dùng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa từ rất lâu. Bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu của cây hậu phác là phần vỏ ở thân cây.

1. Tổng quan về cây hậu phác

Cây hậu phác có rất nhiều tên gọi khác nhau như hậu bì, trùng bì, xích phác, liệt phác, xuyên hậu phác, tử du phác, chế xuyên phác, chế quyển phác, chế tiểu phác, tiểu xuyên phác, thần phác, dã phác, …

Tên khoa học của hậu phác là Magnolia officinalis Rehd. et Wils, thuộc họ mộc lan, với các đặc điểm thực vật như sau:

  • Thân: Thân gỗ lớn, có chiều cao lên đến 15m. Lớp vỏ thân cây có màu nâu tím;
  • Cành: Có lông bao phủ bên ngoài khi còn non;
  • Lá: Cuống lá to, lá mọc so le, chiều dài lá từ 2 – 5cm và không có lông phủ như cành. Phiến lá có thuôn dài giống quả trứng, chiều dài từ 22 – 40cm và chiều rộng đo được khoảng 10 – 20cm. Đầu lá nhọn và càng về phía cuống thì hẹp dần;
  • Hoa: Cây hậu phác ra hoa màu trắng, hoa thường mọc ở đầu cành và có hương thơm rất dịu nhẹ, hoa khi xòe ra có đường kính khoảng 12cm, cuống hoa thô;
  • Quả: Cây có quả dạng quả kép, thường ra quả tập trung, quả dài từ 9 – 12cm và bên trong có khoảng 1 – 2 hạt.

Cây hậu phác thường mọc ở vùng đất ẩm như sườn núi. Ở Trung Quốc, có thể tìm thấy loại cây này ở nhiều tỉnh như Tứ Xuyên, Triết Giang, Vân Nam, … Còn ở nước ta, có thể tìm thấy cây hậu phác ở tỉnh biên giới phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Sơn La. Để làm dược liệu phải chọn những cây có tuổi thọ từ 20 năm tuổi trở lên.

2. Cây hậu phác có tác dụng gì?

Bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu của cây hậu phác là phần vỏ ở thân cây. Theo Y Học Cổ Truyền, hậu phác là loại dược liệu có tính ấm, vị cay và hơi đắng, không độc. Do vậy, hậu phác có tác dụng chữa các bệnh về tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, nôn mửa, táo bón.

Theo các nghiên cứu, thành phần hóa học được phát hiện trong cây hậu phác bao gồm: Bornymagnolol, Honokiol, Isomagnolola, Magnolola, Magnaldehyde, Magnocurarine, Obovatol, Randio, Salici Foline, Tetrahydromagnola. Trong Y Học Hiện Đại, tác dụng của cây hậu phác được biết đến như sau:

  • Phòng ngừa viêm loét dạ dày;
  • Ức chế histamin làm co thắt tá tràng và tiết dịch ở dạ dày;
  • Kích thích ruột, cơ trơn khí quản;
  • Ức chế các loại vi khuẩn bao gồm trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn tán huyết, liên cầu khuẩn phổi, tụ cầu vàng;
  • Một số tác dụng khác như giảm đầy hơi, hạ huyết áp, …
Hậu phác
Hậu phác là một trong những vị thuốc phổ biến dùng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa

3. Một số bài thuốc cây hậu phác thường dùng

Cách lấy phần vỏ ở thân cây hậu phác dùng làm dược liệu tương tự như cây quế. Sau khi thu được, đem phơi mát trong bóng râm, khi vỏ cây khô lại thì cán thẳng hoặc cuộn thành ống, bảo quản kín để dùng. Hoặc cũng có thể cho vỏ cây đã phơi khô vào nước sôi, sau đó vớt ra để ráo nước rồi tiếp tục phơi khô, hấp mềm, cuối cùng cuộn lại và phơi mát một lần nữa trước khi dùng. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây hậu phác thường dùng:

  • Chữa đau bụng vì lạnh: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm hậu phác, xích phục linh, gừng tươi, đại táo (mỗi loại 12g), trần bì (8g), thảo đậu khấu (6g), gừng khô, cam thảo, mộc hương (mỗi loại 4g), mỗi ngày 1 thang.
  • Chữa tiêu chảy do cảm: Tán thành bột mịn các loại dược liệu gồm thương truật (10g), hậu phác và trần bì (mỗi loại 6g), chích thảo (3g), sau đó sắc với gừng tươi và đại táo để lấy nước uống 2 lần/ngày.
  • Chữa táo bón kèm chướng bụng: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm hậu phác, đại hoàng (mỗi loại 12g), chỉ thực (8g), uống 3 lần/ngày.
  • Chữa chướng bụng do tỳ vị hư hàn: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm đảng sâm, bán hạ (mỗi loại 12g), hậu phác, sinh khương, cam thảo (mỗi loại 8g), uống 1 thang/ngày, nên uống lúc còn ấm.
  • Chữa chướng bụng, táo bón, ăn không ngon: Tán thành bột mịn các loại dược liệu gồm chỉ thực, hoàng liên (mỗi loại 15g), hậu phác (12g), bán hạ khúc, nhân sâm (mỗi loại 9g), chích cam thảo, phục linh, bạch truật, mầm mạch (mỗi loại 6g), gừng khô (3g), dùng 3 lần.
  • Chữa hen suyễn, viêm phế quản mạn tính: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm thạch cao sống (20g), tiểu mạch (16g), hạnh nhân, bán hạ (12g), hậu phác (8g), ma hoàng, ngũ vị tử (mỗi loại 4g), gừng khô, tế tân (mỗi loại 2g), uống 1 thang/ngày khi nước còn ấm.
  • Chữa ra mồ hôi, sợ lạnh: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm hậu phác, quế chi, bạch thược, gừng tươi, đại táo, hạnh nhân (mỗi loại 12g) và cam thảo (4g), uống 1 thang/ngày.
  • Chữa đau bụng: Tẩm hậu phác với nước gừng rồi nướng hoặc sao vàng, sau đó tán mịn. Pha với nước sôi ấm để uống khoảng từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Chữa đau bụng, viêm ruột: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm hậu phác (6g), chỉ thực và đại hoàng (mỗi loại 3g), nước (600ml), đến khi còn 300ml thì chia uống 3 lần/ngày, 1 thang/ngày.
  • Chữa khó tiêu: Tán bột mịn các loại dược liệu gồm hậu phác, thủy xương bồ, củ sả, cỏ gấu sao, vỏ quýt (mỗi loại 100g), gừng khô và quế khâu (mỗi loại 50g), mỗi lần pha 1 muỗng cà phê với nước để uống, uống sau khi ăn và trước lúc ngủ, uống 2 – 3 lần/ngày.
  • Chữa chứng hay táo bón: Tán bột mịn hậu phác sau đó trộn với ruột heo đã nấu chín, vo tròn thành viên cỡ bằng hạt bắp. Sắc với nước gừng, uống 30 viên/lần.
  • Chữa tiêu chảy, đau bụng: Tán bột mịn can khương và hậu phác, sau đó trộn với mật rồi vo viên, uống chung với nước cơm mỗi 50 viên/lần.
  • Chữa tắc kinh: Sao hậu phác (120g), sau đó thái lát, sắc lấy nước (300ml) đến khi còn 100ml, uống 2 lần/ngày khi bụng đói, liều dùng 1 thang/ngày.
  • Chữa thổ tả, đau bụng: Sao hậu phác với nước gừng, sau đó tán bột mịn. Pha với nước giếng để uống, 8g/lần.
  • Chữa đau bụng hay đi ngoài: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm hậu phác, đại hoàng (mỗi loại 12g), chỉ xác (8g), uống 1 thang/ngày khi nước còn nóng.
  • Chữa rối loạn tiêu hóa: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm hậu phác, xích phục linh, đại táo, sinh khương (mỗi loại 10g), trần bì (6g), thảo khấu (5g), cam thảo, mộc hương, can khương (mỗi loại 3g), uống 1 thang/ngày.
  • Chữa phân lổn nhổn thức ăn, kiết lỵ: Sắc lấy nước uống hậu phác và hoàng liên (mỗi loại 120g), nước 300ml, đến khi còn 100ml thì để ấm và uống 1 thang/ngày.
hậu phác
Bài thuốc từ cây hậu phác có thể dùng để chữa đau bụng

Ngoài các bài thuốc trên, hậu phác cũng là một vị thuốc có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa bệnh như:

  • Chữa tức ngực, nôn mửa: Tán thành bột mịn hậu phác và sinh khương (mỗi loại 40g), lấy 8g pha với nước cơm để uống.
  • Chữa tiểu đục: Sắc lấy nước uống hậu phác (40g), bạch phục linh (4g), uống lúc còn ấm, liều dùng 1 thang/ngày.
  • Hỗ trợ chữa ung thư đại tràng: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm rau sam, bại tương thảo, khổ sâm, thổ phục linh, bạch thược, kê nội kim (mỗi loại 20g), hồng đằng (12g), hậu phác, tam lăng, huyền hồ (mỗi loại 10g), hoàng liên (8g), cam thảo (6g), xạ hương (4g), uống 1 thang/ngày khi nước còn nóng.

Lưu ý, mặc dù hậu phác là vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên phụ nữ đang mang thai thì không được sử dụng loại dược liệu này. Trường hợp đang dùng hậu phác thì không được ăn đậu.

Tác dụng của cây hậu phác đã được đề cập đến trong nhiều tài liệu Y Học Cổ Truyền như chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, kháng khuẩn, đầy hơi, khó tiêu,… Để sử dụng dược liệu an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.