Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Thảo dược viễn chí có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Viên chí là một vị thuốc dùng trong Y Học Cổ Truyền với công dụng an thần, định trí. Ngày nay, qua nhiều nghiên cứu đánh giá đã chứng minh những công dụng của cây viễn chí trong điều trị.
1. Đặc điểm của thảo dược viễn chí
Cây viễn chí được dùng làm thuốc gồm hai loài khác, nhưng cùng thuộc họ viễn chí bao gồm:
- Cây có tên khoa học là Polygala japonica Houtt hay còn gọi là nam Viễn chí, Tiểu thảo. Là dạng cây thảo, cao khoảng 10-20cm, cành có từ gốc, nhỏ hình sợi mọc lan ra, mặt trên có lông mịn. Lá phía dưới hình bầu dục, phía trên hình dải, đầu nhọn, mép lá cuốn xuống phía mặt dưới và mọc so le nhau. Hoa mọc thành chùm ngắn, màu xanh nhạt ở dưới, trắng ở giữa, đỉnh tím. Quả nang, nhẵn, có hình bầu dục. Cây viễn chí này mọc hoang ở Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam…
- Cây Viễn chí Polygala sibirica L. Cũng là loại cây thảo, sống lâu năm. Lá phía dưới nhỏ hơn, hình mác, ở cả hai mặt có lông nhỏ, mịn. Hoa mọc thành chùm, dài và cánh hoa màu lam tím. Hay thấy mọc ở tỉnh Nghệ An.
Bộ phận được dùng làm thuốc là rễ của hai loại cây viễn chí trên. Đến mùa xuân thì thu hoạch, đào cây lên lấy rễ loại bỏ rễ con và rễ bị mủn hỏng, sau đó rửa sạch phơi khô rồi rút bỏ lõi, rồi bảo quản để dùng làm thuốc. Có thể bào chế bằng cách chích mật để giảm tính mạnh của vị thuốc và tăng tác dụng an thần.
2. Thảo dược viễn chí có tác dụng gì?
Trong đông y cây viễn chí đã được sử dụng từ lâu với nhiều công hiệu. Một số đặc tính của viễn chí theo các tài liệu ghi chép từ lâu đời gồm:
- Viễn chí có vị đắng, the, tính ôn và quy vào 2 kinh tâm, thận có tác dụng an thần, ích trí, trừ đàm, ích tinh khí, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giải độc.
- Thảo dược viễn chí được dùng để chữa ho, tiêu đờm trong bệnh viêm phế quản; trị chứng hay quên, giảm trí nhớ; ích tinh trị liệt dương, yếu sức, mộng tinh, bổ cho nam giới và người già; tác dụng an thần, ổn định tâm trí…
Tác dụng dược lý đã được chứng minh trên một số thực nghiệm:
- Tác dụng giảm ho: Trên mô hình thực nghiệm cho chuột nhắt trắng, cho chuột bị gây ho viễn chí uống dưới dạng cao, có tác dụng giảm ho rõ rệt.
- Tác dụng long đờm: Viễn chí giúp làm loãng đờm, giúp loại bỏ đờm dễ hơn.
- Tác dụng giảm đau: Trên mô hình gây đau cho chuột nhắt, cho chuột uống viễn chí thấy có tác dụng giảm đau rõ rệt.
- Tác dụng an thần, gây ngủ: Viễn chí có tác dụng làm kéo dài thời gian ngủ và giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nó có tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ barbituric ở chuột nhắt trắng.
- Tác dụng trên hệ thống thần kinh trung ương: Viễn chí có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, chống co giật.
- Tác dụng đối với vi khuẩn: Cao viễn chí có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn như virus Stapphylococus, Bacillus subtilis.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng kích thích tăng co bóp tử cung, nên không được dùng cho phụ nữ mang thai.
3. Một số bài thuốc dùng thảo dược viễn chí
- Trị chứng mất ngủ hay quên, đêm ngủ mơ nhiều dùng bài định chí hoàn gồm Viễn chí, Phục linh đều 10g, xương bồ 3g, sắc nước uống chia 3 lần trong ngày.
- Trị viêm phế quản mạn, ho đờm nhiều sử dụng bài thuốc: Viễn chí, Trần bì và Cam thảo 3g, sắc uống chia 3 lần trong ngày. Hoặc dùng Viễn chí 8g, Cam thảo và Cát cánh đều 6g, sắc uống chia 3 lần.
- Trị đau tức vùng ngực lâu ngày: Dùng bài viễn trí thang gồm Viễn chí (bỏ lõi), Xương bồ đều 40g. tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc nước và uống khi ấm.
- Trị tiểu đục, nước tiểu đỏ: Viễn chí 500g ngâm nước Cam thảo, bỏ lõi, Phục thần, Ích trí nhân đều 80g. tán bột. Trộn làm hoàn to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước Táo sắc.
- Trị sưng vú: Viễn chí chưng với rượu, nước để uống, bã đắp vào vết sưng.
4. Chú ý khi dùng thảo dược viễn chí
- Kiêng kỵ theo đông y là không dùng khi có chứng thực hoả, tránh dùng với các vị Trân châu, lệ lô, tề tào.
- Liều dùng là từ 6 đến 12g, không dùng liều cao hơn 12g, không dùng cho người người có thai, người bị bệnh dạ dày có thể làm kích thích dạ dày.
Viễn chí dược liệu được dùng rất hiệu quả trong các bài thuốc cổ phương từ lâu đời. Nhưng để dùng hiệu quả bạn nên lưu ý không dùng kéo dài và liều cao để tránh gây ra một số tác dụng không mong muốn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.