Xoa bóp bấm huyệt chữa khó thở ở người có bệnh hô hấp

Xoa bóp bấm huyệt chữa khó thở ở người có bệnh hô hấp

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Xoa bóp bấm huyệt chữa khó thở ở người có bệnh hô hấp cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Bấm huyệt là phương pháp Y Học Cổ Truyền với chi phí thấp, ít xâm lấn và có thể được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các chứng khó thở, bệnh phổi, hen suyễn… Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bấm huyệt chữa khó thở.

1. Tìm hiểu về phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa khó thở

Xoa bóp các vùng xương sườn, lưng, cổ có thể làm tăng độ bão hòa oxy máu, giảm nồng độ hormone gây căng thẳng, từ đó giúp cải thiện chức năng hô hấp.

Một số kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt chữa khó thở và các bệnh về phổi gồm:

1.1. Xoa bóp bấm huyệt vùng ngực

Các bước thực hiện xoa bóp bấm huyệt vùng ngực như sau:

  • Đặt bệnh nhân tư thế nằm ngửa;
  • Dùng hai tay vòng qua vai, đặt lên xương cổ, dùng ngón tay cái miết hai bên từ dưới xương đòn, kẽ xương sườn đến nếp cơ hoành;
  • Dùng bàn tay bóp nắn cơ ngực hai bên;
  • Dùng bàn tay bóp nâng cơ lên và véo chéo nhau;
  • Dùng ngón út miết dọc theo xương ức đến mũi kiếm rồi dàn ra hai bên từ 5 – 10 lần;
  • Dùng đầu các ngón tay day các cơ vùng ngực, đặc biệt là tại điểm đau;
  • Áp chặt bàn tay rung với tần số cao ở vùng ngực;
  • Ấn vào các huyệt Cự khuyết, Thiên đột, Trung phủ, Vân môn, Đản trung, Kỳ môn, Kinh môn, Nhật nguyệt, Chương môn, Khuyết bồn.
bấm huyệt chữa khó thở
Huyệt Cự khuyết được dùng bấm huyệt chữa khó thở cho người bệnh

1.2. Xoa bóp bấm huyệt vùng lưng

Xoa bóp bấm huyệt vùng lưng để điều trị chứng khó thở và các bệnh về phổi được thực hiện theo các bước sau:

  • Đặt người bệnh tư thế nằm sấp, hai tay duỗi thẳng, thở đều và thư giãn;
  • Dùng bàn tay miết từ cổ, đến vai, đến cơ delta, rồi vòng trở lại vai, kéo theo dọc cột sống xuống xương cùng cụt, vòng qua xương chậu rồi kéo qua lưng trở về cổ;
  • Hai bàn tay áp sát vào da, đặt vuông góc di chuyển trên lưng;
  • Dùng các đầu ngón tay miết các vùng cơ hai bên cột sống, xương chậu và kẽ xương sườn;
  • Bóp nắn các cơ lưng;
  • Dùng hai bàn tay véo cơ lên chéo nhau dọc theo cơ lưng;
  • Nắm hờ bàn tay, đặt mô ngón út tiếp xúc với cơ lưng, thực hiện kỹ thuật đấm chặt cơ lưng;
  • Đan các ngón tay vào nhau, đặt úp bàn tay, lắc cổ tay lăn cơ từ vùng mông đến hết cơ lưng hoặc dùng đốt bàn ngón 3, 4, 5 di chuyển trên lưng;
  • Dùng các đầu ngón tay véo vùng da lên trượt theo các cơ ngang dọc trên lưng;
  • Dùng tay áp vào da, vuốt từ cổ và vai xuống tận mông, có thể thực hiện vuốt thẳng, vuốt ngang hoặc vuốt chữ chi;
  • Tìm điểm đau trên lưng vào day dần từ nhẹ đến nặng theo cự án hay thiện án;
  • Ấn các huyệt Can du, Đởm du, Tỳ du, Đại chùy, Đại trữ, Phế du, Cách du, Thận du. Thận du, Đại trường du, Tiểu trường du, Bàng quang du, Mệnh môn, Tâm du, Cách du, Vị du;
  • Áp sát tay vào lưng, rung cơ từ cổ, vai xuống vùng thắt lưng;
  • Dùng cạnh hai bàn tay ở vị trí ngón út miết ngược chiều nhau từ mông đến cổ dọc theo cơ lưng và ngược lại.

2. Xoa bóp bấm huyệt chữa hen suyễn

Xoa bóp bấm huyệt có thể giúp cải thiện sức khỏe cho người mắc bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, mọi phương pháp điều trị cần được tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện ở các cơ sở có chuyên môn.

Kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt chữa hen suyễn được tiến hành như sau:

  • Đặt người bệnh tư thế nằm ngửa;
  • Miết ngón tay từ giữa ngực ra hai bên ở kẽ các khoang liên sườn 1, 2, 3, mỗi vị trí miết từ 3 – 4 lần;
  • Ấn vào các huyệt Trung phủ, Đản trung, Chương môn. Vị trí huyệt Trung phủ ở dưới cuối ngoài xương đòn, huyệt đản trung ở giữa hai đầu vú, huyệt chương môn ở tuyến giữa nách, mút cuối xương sườn số 1.

Nếu đau dây thần kinh liên sườn, nên tìm điểm đau ở sát sau lưng, gai sống lưng sẽ có tác dụng giảm đau rõ rệt.

bấm huyệt chữa hen suyễn
Bấm huyệt chữa hen suyễn với huyệt trung phủ

3. Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phổi

Các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt giúp điều trị bệnh về phổi gồm:

  • Vỗ rung: Bàn tay khum lại, vỗ nhẹ vào ngực và lưng cho đờm long ra;
  • Dùng ngón trỏ day vào huyệt thiên đột (ở chỗ lõm dưới cổ) trong 5 phút;
  • Dùng ngón trỏ day vào huyệt trung đản (giữa 2 đầu vú) trong 5 phút;
  • Dùng ngón trỏ day vào huyệt phế du (ở đốt sống thứ 3 ra 3cm) trong 5 phút;
  • Dùng ngón trỏ day vào huyệt hợp cốc (nằm giữa khe 2 ngón 1 – 2) trong 5 phút;
  • Dùng ngón trỏ day vào huyệt nội quan (ở mặt trong cổ tay lên 3cm) trong 2 phút;
  • Hằng ngày day bấm các huyệt mỗi lần 30 phút, trên 2 lần.

Ngoài việc sử dụng phương pháp bấm huyệt chữa khó thở và các bệnh về hô hấp hiệu quả hơn, bạn nên dành thời gian tập hít thở sâu vào buổi sáng; không hút thuốc lá, thuốc lào và uống bia rượu; không được tắm lạnh và ngồi nơi gió lùa vào.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.