Nội dung của phương pháp dưỡng sinh
Dưỡng sinh có nhiều phương pháp tập luyện, mỗi phương pháp gồm nhiều động tác và bài tập khác nhau.
Phương pháp dưỡng sinh gồm các phép:
– Phép thư giãn: để cho tinh thần không căng thẳng bằng cách thả lỏng toàn bộ cơ thể.
– Phép thở: để giúp cho sự lưu thông của khí huyết.
– Phép luyện thái độ tâm thần trong cuộc sống: để biết cách làm chủ thần kinh, luôn bình tĩnh.
– Phép ăn uống: để biết ăn uống khoa học, đủ chất, đủ lượng.
– Các phương pháp tự xoa bóp, luyện Yoga, thể dục: để làm cho khí huyết lưu thông và chống xơ cứng tuổi già.
– Phép điều hòa lao động, giải trí, nghỉ ngơi, ngủ: để âm dương được điều hòa.
– Phép vệ sinh bảo vệ con người: để chống lại những yếu tố xâm hại vào cơ thể như vi khuẩn, chất độc, kí sinh trùng, các yếu tố vật lý, hóa học…
– Quy luật sống lâu và sống có ích.
Đó là tám phép của phương pháp dưỡng sinh. Các phép này kết hợp thành hệ thống toàn diện. Muốn đạt được kết quả, điều cốt yếu phải tập luyện kiên trì đều đặn và chọn một cách tập phù hợp với tình hình sức khoẻ, bệnh tật, phù hợp với điều kiện công tác và sinh hoạt của bản thân.
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu những phương pháp điều trị bệnh chuyên khoa Y học cổ truyền để có những lựa chọn phù hợp với bản thân.
1. Phép thư giãn trong phương pháp dưỡng sinh
Phương pháp dưỡng sinh có phương pháp giúp bảo vệ, hạn chế tình trạng căng thẳng;
Phép thư giãn là phương pháp bảo vệ vỏ não, chống lại cách làm việc quá căng thẳng của vỏ não. Bộ thần kinh hoạt động được nhờ hai quá trình hưng phấn và ức chế, ra lệnh cho các cơ và các tuyến nghỉ ngơi hay hoạt động.
Phép thư giãn trong phương pháp dưỡng sinh
Nếu thư giãn tốt thì toàn thân phải thả lỏng, gương mặt bình thản như “gương mặt Đức Phật trên tòa sen”.
– Kỹ thuật luyện thư giãn:
+ Tư thế: người tập có thể ngồi trên ghế tựa hoặc nằm. Thường tư thế nằm là tốt nhất vì tất cả các cơ thư giãn hoàn toàn.
+ Thực hiện ba điều kiện luyện thư giãn:
- Phòng tập yên tĩnh, tránh gió lùa, tránh ánh sáng, người tập mặc áo quần rộng thoải mái
- Ra lệnh thư giãn toàn thân theo ba đường: mặt trước, mặt sau và hai bên cơ thể.
- Tập trung ý chí theo dõi hơi thở: hít vào thở ra cho đều. Như vậy sẽ giúp cho việc thư giãn và tập trung ý nghĩ. Người tập có thể tự kỷ ám thị để giúp thêm cho thư giãn bằng cách nghĩ thầm “tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân tôi nặng và ấm”.
Người tập có thể luyện thư giãn vào trước hoặc sau buổi tập dưỡng sinh đều được. Buổi tối trước khi đi ngủ ta có thể tự xoa bóp, sau đó thở bốn thì có kê mông và giơ chân để luyện thần kinh rồi luyện thư giãn để chìm sâu vào trong giấc ngủ yên lành.
2. Phép thở trong phương pháp dưỡng sinh
Trong phương pháp dưỡng sinh có 3 cách thở:
– Thở 4 thì có 2 thì dương và hai thì âm, có kê mông và giơ chân dao động để chủ yếu luyện thần kinh: Thở bốn thì có dương có âm, có kê mông (từ thấp đến cao) và giơ chân dao động. Có âm có dương là để luyện thần kinh, luyện hai quá trình hưng phấn và ức chế, luyện sự thay đổi linh hoạt giữa hai quá trình ấy, chủ động về xúc cảm, vui buồn, giận ghét, lo lắng, sợ sệt, kinh hoàng…, làm cho hơi thở ngày càng mạnh lên để khí huyết chạy đều, không bị ứ trệ.
Phép thở trong phương pháp dưỡng sinh
– Thở 4 thì tích cực, 4 thì đều dương để chủ yếu luyện khí huyết chạy đều: Thì 1 ngắn, thì 2 có thể kéo dài, thì 3 ngắn, thì 4 ngắn.
– Thở có trở ngại để tăng sức: Thở có trở ngại là thở trong tư thế tay chân, mình đầu làm trở ngại cho việc hít thở, buộc ta phải co thắt hết sức các cơ hô hấp để dùng sức thở thúc đẩy huyết vào các nơi hiểm hóc nhất của cơ thể. Thở có trở ngại cần được tập luyện trong tư thế khó thở để đảm bảo khí huyết chạy đều giúp chúng ta lao động dù ở trong tư thế nào khó khăn cho việc thở.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám y học cổ truyền tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi – Đông Y Trường Xuân để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
3. Tự xoa bóp
Các bước phương pháp dưỡng sinh trong tự xoa bóp:
Thường làm vào buổi sáng trước hoặc sau lúc tập vận động, cũng có thể làm vào buổi tối trước khi đi ngủ.
– Bàn tay: Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm nóng rồi tay này xoa mu tay kia vận động cổ tay và các ngón tay.
– Mặt, gáy: Hai bàn tay áp vào hai má, xát ngược lên trán, đỉnh đầu, sau gáy và vòng ra má và tiếp tục như trên 10 lần.
– Đầu tóc: Gãi đầu từ phía trước ra sau gáy vòng lại thái dương, trở ra phía trước và lần lượt gãi hết diện da đầu. Sau đó, dùng móng các ngón tay miết da đầu từ phía trước ra phía sau tựa như chải tóc.
– Mắt: Xoa vòng quanh hố mắt 10 lần, vuốt mí mắt trên từ sống mũi ra ngoài 10 lần. Sau đó, đưa ngón tay ra phía trước mắt, nhìn chăm chú vào các ngón tay rồi đưa các ngón tay từ từ ra xa, lại đưa tay gần gốc mũi, làm 10 lần.
– Tai: Vuốt vành tai 10 lần, sau đó dùng gan bàn tay ấn chặt vào tai, đột nhiên bung tay ra, làm như thế 10 lần.
– Gan bàn tay vẫn bịt chặt lỗ tai, bốn ngón tay bám chặt vào xương chẩm, đưa ngón trỏ lên tựa vào lưng ngón giữa, bật mạnh ngón trỏ đập vào xương chẩm (nghe thấy bùng bùng trong tai 5 lần).
– Mũi: Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ miết hai bên sống mũi và đỉnh mũi 10 lần.
– Răng: hai hàm răng gõ vào nhau từ 10 – 20 lần.
– Lưỡi: lưỡi để phía ngoài răng cửa quay vòng tròn, đồng thời miết vào mặt răng, mắt nhìn theo lưỡi đảo vòng mỗi chiều quay 10 lần.
– Chi trên: tay xát từ nách vào lòng bàn tay vòng qua mu tay lên đỉnh vai 10 lần.
– Ngực, bàn tay phải đặt trên ngực phải xát mạnh chéo sang hàng bên trái, sau đó đổi tay làm như trên mỗi lần xát 5 lần.
– Bụng: xoa thành đường vòng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, xoa 10 lần.
– Lưng: xát mạnh từ thắt lưng tới mông, xát 10 lần.
– Chân: xát từ mặt ngoài đến xuống mu bàn chân vòng vào lòng bàn chân ngược lên đến bẹn, xát 10 lần. Sau đó day đầu gối 10 lần. Rồi 2 bàn chân cọ xát vào nhau, chân cọ xát mu bàn chân kia.
4. Phép ăn uống
Chế độ ăn uống trong phương pháp dưỡng sinh
Thực hiện chế độ ăn uống điều độ, hạn chế ăn nhiều trong một bữa ăn. Mỗi ngày ăn 3 – 4 bữa, mỗi bữa cách nhau 4 – 5 giờ. Trong bữa ăn nên giữ không khí vui vẻ, không cáu gắt. Nên ăn thức ăn sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn. Đặc biệt là chế độ ăn phù hợp với từng lứa tuổi, bệnh tật của từng người.
Thực hiện chế độ ăn uống điều độ
Tìm hiểu thêm: Những điều bạn cần biết về phương pháp dưỡng sinh
5. Thái độ tâm thần trong cuộc sống
– Sống phải biết “nhân hòa”: Muốn có cuộc sống tốt đẹp phải có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong đó nhân hòa là quan trọng.
– Sống phải luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời: vui vẻ, lạc quan, yêu đời là sức mạnh tinh thần vô biên làm cho con người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ …
– Giữ cho lòng mình thanh thản, không bực tức, không giận hờn.
– Phải yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và cải tạo thiên nhiên. Thiên nhiên là nguồn vui, nguồn cảm hứng, nguồn sống che chở và hòa hợp với con người.
6. Chế độ lao động, nghỉ ngơi, ngủ…
Có 3 loại lao động: lao động chân tay, lao động trí óc, vừa lao động chân tay vừa lao động trí óc.
Phương pháp dưỡng sinh giúp con người biết làm việc khoa học để được thoải mái, kéo dài tuổi thọ. Phương pháp luyện thư giãn, thể dục thể thao, đi du lịch đều là nghỉ ngơi, chủ động giúp con người bồi dưỡng sức khỏe.
Ngủ là một cách nghỉ ngơi bị động và rất cần thiết với con người, do đó phải bảo vệ giấc ngủ. Luyện tập thư giãn và thở khoa học giúp con người ngủ tốt hơn.
7. Vệ sinh bảo vệ con người
Con người luôn luôn phải giữ gìn vệ sinh để tránh được tác nhân gây bệnh cho sức khỏe qua đường da, hô hấp, tiêu hóa, luôn giữ sạch ngoại cảnh môi trường mình đang sống.
8. Sống lâu và sống có ích
Rèn luyện sức khỏe làm cho con người sống khỏe sống lâu, giúp ích cho gia đình và xã hội.
Hy vọng, bài viết trên Đông Y Trường Xuân đã cung cấp đủ những thông tin về phương pháp dưỡng sinh. Cần thực hiện thăm khám với bác sĩ hoặc nhận tư vấn từ bác sĩ Y học cổ truyền online khi cơ thể có những triệu chứng khác thường. Cần tư vấn hoặc đặt khám Y học cổ truyền, bạn có thể gọi tới tổng đài để được hỗ trợ.