Châm cứu: phương pháp chữa bệnh đã có từ lâu đời
1. Tổng quan về châm cứu
Châm cứu là là phương pháp đã có từ lâu đời, bắt nguồn từ thời kỳ đồ đá (3500 năm trước Công nguyên) với những phương thức chữa bệnh đơn giản như: gai cây, que nhọn, xương thú, đá,… Việt Nam là nước sớm có người làm châm cứu, có sách viết về châm cứu (sau Trung Quốc). Từ những năm 1950 đến nay, châm cứu phát triển vô cùng mạnh mẽ. Ngoài phương pháp châm gọi là “Châm cứu truyền thống” (thể châm, hào châm), trên cơ sở thừa kế phương pháp châm cứu cổ, trong quá trình chữa bệnh, các nhà thực hành châm cứu hiện đại đã dựa vào các bộ vị của cơ thể, sáng tạo ra nhiểu phương pháp mới, tìm ra nhiều huyệt mới.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám y học cổ truyền tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi – Đông Y Trường Xuân để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
Châm cứu là tên gọi chung của hai phương pháp: châm và cứu. Trong đó, châm là dùng vật nhọn (kim, que nhọn,…) hoặc kích thích vào huyệt để gây kích thích đạt tới phản ứng của cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh. Còn cứu là dùng nhiệt (hơi nóng) tác động lên huyệt. Thực tiễn chứng minh châm cứu ngày càng chữa được nhiều bệnh và được ứng dụng rộng rãi trong các khoa bệnh học lâm sàng. Các hình thức châm cứu cũng không ngừng phát triển với nhiều phương pháp châm cứu mới: châm đầu (đầu châm), châm mặt (diện châm), châm loa tai (nhĩ châm), châm mũi (tỵ châm), châm tay (thủ châm), châm chân (túc châm)… và các kỹ thuật châm mới: thủy châm, điện châm, laser châm, từ châm, mai hoa châm, mãng châm, châm tê.
Phương pháp châm cứu chữa bệnh trong y học cổ truyền bạn có thể tham khảo và lựa chọn những CSYT chuyên môn cao, uy tín tốt.
Châm cứu là là phương pháp đã có từ lâu đời.
2. Cơ chế tác dụng của châm cứu
Tác dụng của châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Căn cứ vào vị trí, tác dụng của huyệt nơi châm cứu đề ra ba loại phản ứng cơ thể.
- Phản ứng tại chỗ
Châm cứu là một kích thích ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý, thay đổi tính chất của tổn thương, làm giảm cơn đau, giải phóng sự co cơ.
- Phản ứng tiết đoạn
Khi nội tạng có tổn thương bệnh lý thì có những thay đổi cảm giác vùng da ở cùng một đoạn đó. Ngược lại những kích thích từ vùng da của một tiết đoạn nào đó sẽ ảnh hưởng tới nội tạng cùng trên tiết đoạn đó.
- Phản ứng toàn thân
Bất cứ một kích thích nào cũng liên quan tới hoạt động của vỏ não, nghĩa là có tính chất toàn thân. Điểm quan trọng của phản ứng toàn thân là tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương và thông qua hệ này và hệ thần kinh thực vật mà ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng và mọi tổ chức của cơ thể.
Theo lý luận y học phương Đông, cơ thể phát sinh ra bệnh tật là do mất thăng bằng âm dương. Châm cứu có tác dụng cơ bản là điều hòa và lập lại cân bằng âm dương, qua đó có tác dụng điều trị bệnh.
Tìm hiểu thêm: Tổng quan về phương pháp cấy chỉ
Châm cứu gây kích thích gây ra cung phản xạ.
3. Chỉ định và chống chỉ định của châm cứu
Chỉ định:
- Các chứng liệt: liệt do tai biến mạch máu não, di chứng bại liệt…
- Bệnh ngũ quan như giảm thị lực, giảm thính lực, thất ngôn…
- Các chứng đau cấp và mạn tính: đau các khớp hoặc phần mềm quanh khớp, đau đầu, đau lưng, đau thần kinh tọa
- Cơ năng và triệu chứng của một số bệnh: rối loạn thần kinh tim, mất ngủ, kém ăn, đầy bụng, cảm cúm, bí tiểu chức năng, nấc…
- Một số bệnh do viêm nhiễm như viêm tuyến vú, chắp, lẹo…
Chống chỉ định:
- Bệnh lý thuộc cấp cứu.
- Người có sức khỏe yếu, thiếu máu, có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tim
- Phụ nữ đang có thai hoặc hành kinh.
- Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi: vừa lao động xong, mệt mỏi, đói…
Một số huyệt không có chỉ định châm hoặc cấm châm sâu như: Phong phủ, Á môn, Nhũ trung…
4. Tai biến và cách xử trí khi châm cứu
Những trường hợp nguy hiểm xảy ra khi châm cứu?
− Choáng, ngất (vựng châm)
- Triệu chứng: da tái, toát mồ hôi, mạch nhanh, tim đập yếu, huyết áp có thể hạ thấp, hoảng loạn, ngất. Trường hợp nặng có thể gây tụt huyết áp, rối loạn cơ tròn…
- Xử trí: Lập tức bảo bệnh nhân nhắm mắt, rút kim, đắp ấm, đảm bảo thông thoáng cho bệnh nhân dễ thở, giải thích cho bệnh nhân, sử dụng thuốc trợ tim nếu cần thiết. Nếu bệnh nhân bất tỉnh châm tả Nhân trung để tỉnh thần.
Cẩn thận với những trường hợp nguy hiểm khi châm cứu.
− Chảy máu
- Hiện tượng: chảy máu khi rút kim.
- Xử trí: Lấy bông gòn khô, thấm máu và day nhẹ để tránh gây tụ máu dưới da.
− Cong kim, gãy kim
- Triệu chứng: khi rút kim thấy kim châm bị cong hoặc gãy, vị trí gãy thường ở phần tiếp nối giữa thân và đốc kim.
- Xử trí: Rút kim nhẹ nhàng, nếu kim cong thì lựa theo chiều kim để rút kim ra, nếu kim gãy thì cho bệnh nhân giữ nguyên tư thế rồi dùng panh gắp kim, trường hợp kim bị di lệch thì nên kết hợp với chụp X –quang để xác định vị trí và gắp kim ra (cần thiết có thể làm tiểu phẫu để gắp kim).
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về các bệnh chuyên khoa y học cổ truyền khác.
Đông Y Trường Xuân cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cần thiết để bạn có thể nhận biết và phòng, chống các bệnh lý cho bản thân và gia đình.