Bạn đã từng nghe đến hoài sơn (củ mài) chưa? Đây là một loại thực phẩm và cũng là một vị thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền. Vậy hoài sơn là gì? Thực phẩm này lại có những lợi ích gì đối với sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hoài sơn nhé!
Hoài sơn là gì?
Hoài sơn, hay còn được gọi là củ mài, là một loại dây leo có hình trụ dẹt, phía đầu thuôn dần, dài khoảng từ 30 – 50cm và ăn sâu xuống dưới lòng đất. Mỗi cây hoài sơn thường có từ 1 – 2 rễ củ mập. Thân cây nhẵn, lá có thể mọc so le hoặc mọc đối xứng, phiến lá hình tim dài, đầu nhọn, cuống lá thường dài khoảng từ 1.5 – 3cm.
Cụm hoa của hoài sơn thường mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả nang của hoài sơn có 3 cánh, rộng khoảng 2cm. Nếu quả khô, cây sẽ không có lá, hạt thường có cánh mỏng màu nâu. Hoa của hoài sơn nở vào tháng 5 – 7 và mùa quả rơi vào khoảng tháng 8 – 10 hàng năm.
Hoài sơn phân bố khá phong phú ở Việt Nam và có thể được trồng ở miền núi, đồng bằng hay trung du.
Hoài sơn (củ mài) là một loại dây leo
Thành phần hóa học trong hoài sơn
Hoài sơn chủ yếu chứa tinh bột là thành phần chính. Bên cạnh đó, củ mài còn chứa allantoin, mucin (một loại protein nhớt), các axit amin như cholin, arginin và enzyme maltase. Ngoài ra, củ mài còn chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng.
Theo phân tích, hoài sơn có chứa khoảng 63.25% tinh bột, 6.75% chất đạm và 0.45% chất béo. Nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú như vậy, củ mài được đánh giá là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Hoài sơn chứa các thành phần gì?
Lợi ích của hoài sơn đối với sức khỏe
Theo nhiều nghiên cứu ở nước ngoài, hoài sơn có khả năng làm tăng hiệu quả của androgen. Enzyme có trong hoài sơn, khi ở nhiệt độ từ 45 – 55ºC, có thể thủy phân đường lớn.
Nước sắc từ củ mài có khả năng ức chế co thắt ruột do adrenalin, giúp hồi phục nhu động của ruột. Đối với gia súc, uống nước sắc từ củ mài có thể giúp lành bệnh viêm loét miệng.
Lợi ích của hoài sơn đối với sức khỏe
Còn trong Đông y, củ mài có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ, sinh tân, dưỡng vị, bổ thận, ích phế, chỉ khát. Trong y học cổ truyền, hoài sơn được sử dụng như một vị thuốc bổ, giúp chữa tỳ vị hư nhược, viêm ruột kinh niên, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy, phế hư, bệnh đái tháo đường, và nhiều tình trạng sức khỏe khác.
Liều dùng của hoài sơn
Bạn có thể sử dụng hoài sơn khoảng 10 – 20g mỗi ngày dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. Vị thuốc này cũng thường được kết hợp với các vị thuốc khác. Hoài sơn kết hợp với ý dĩ, hạt keo, quả giun có khả năng chữa cam sài, bụng có giun, kém ăn, gầy yếu ở trẻ em.
Liều dùng của hoài sơn
Một số lưu ý khi dùng hoài sơn
Để sử dụng hoài sơn hiệu quả và an toàn, bạn nên hỏi ý kiến, tư vấn từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y có chuyên môn. Bạn cũng nên lưu ý, trong quá trình sử dụng, nếu thấy có các dấu hiệu bất thường, hãy ngừng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Đặc biệt, đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú, cần lắng nghe tư vấn từ bác sĩ hoặc thầy thuốc đông y có uy tín trước khi sử dụng loại thảo dược này.
Trên đây là những thông tin về hoài sơn (củ mài) mà Đông Y Trường Xuân muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Nguồn: hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Đông Y Trường Xuân – Sáng Y Đức Trọn Niềm Tin
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể truy cập Đông Y Trường Xuân.