Bạn đang xem bài viết Sữa dừa là gì? Lợi ích và tác dụng phụ của sữa dừa đối với sức khỏe tại Đông Y Trường Xuân bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sữa dừa không chỉ là loại thức uống thơm ngon, sánh mịn mà còn rất tốt cho sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn “tất tần tật” những thông tin liên quan đến loại sữa này.
Sữa dừa là gì?
Sữa dừa được chế biến từ phần thịt trắng của quả dừa trưởng thành, với độ đặc sệt và kết cấu kem phong phú. Sữa dừa được làm từ thịt dừa đặc trộn cùng với nước, vì thế trong sữa dừa, lượng nước chiếm khoảng 50%.
Sữa dừa được sử dụng phổ biến trong việc chế biến món ăn tại các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, loại sữa này cũng khá phổ biến ở Hawaii, Ấn Độ và nước tại Nam Mỹ.
Thành phần dinh dưỡng của sữa dừa
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong sữa dừa chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Trung bình, một cốc sữa dừa (240gr) bao gồm chất béo, protein, carbs, chất xơ, vitamin C … Các chuyên gia cho rằng, trong sữa dừa có chứa các protein độc đáo, có thể mang lại lợi ích tuyệt vời cho cơ thể.
Công dụng của sữa dừa
Theo trang Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, sữa dừa giúp giảm cân, thúc đẩy quá trình trao đổi chất giữa các thành phần cơ thể: Một số nghiên cứu cho thấy chất béo MCT trong sữa dừa giúp tăng việc tiêu hao lượng calo và giúp cơ thể đốt cháy chất béo.
Có tác dụng đối với cholesterol và sức khỏe tim mạch: Một nghiên cứu chứng minh rằng, uống sữa dừa có thể có lợi đối với người có mức cholesterol bình thường hoặc cao. Bởi loại sữa này làm giảm cholesterol xấu LDL trong cơ thể.
Giảm viêm: Theo một số nghiên cứu trên động vật, chiết xuất từ dừa và dầu dừa có khả năng giảm viêm, giảm sưng ở chuột.
Giảm kích thước loét dạ dày: Một nghiên cứu cho thấy sữa dừa có hỗ trợ làm giảm kích thước loét dạ dày ở chuột.
Chống lại vi-rút và vi khuẩn: Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, axit lauric có trong sữa dừa có thể làm giảm mức độ virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng có trong miệng của bạn.
Một số tác dụng phụ của sữa dừa
Các chuyên gia về rối loạn tiêu hóa khuyến cáo rằng, đối với những người mắc chứng không dung nạp FODMAP, chỉ nên sử dụng sữa dừa 1/2 cốc (120ml) mỗi lần.
Ngoài ra, một số loại sữa dừa đóng hộp cũng có chứa bisphenol A (BPA) – một chất liên quan đến các vấn đề sinh sản và ung thư. Vì vậy khi sử dụng sữa dừa đóng hộp, bạn nên mua những sản phẩm không chứa BPA.
Cách sử dụng sữa dừa hợp lý
Khi uống cà phê, bạn có thể cho thêm một vài muỗng canh sữa dừa để có một ly cà phê sữa dừa.
Pha nửa cốc sữa dừa (120 ml) vào ly sinh tố hoặc protein.
Bạn có thể đổ một ít sữa dừa trên quả mọng hoặc đu đủ thái lát.
Cho sữa dừa vào bột yến mạch hoặc ngũ cốc nấu chín khác để ăn cùng.
Cách chọn sữa dừa ngon
Đọc kỹ nhãn: Khi mua sữa dừa, bạn hãy đọc kỹ nhãn và chọn sản phẩm nào chỉ chứa dừa và nước.
Chọn sản phẩm không chứa BPA: Chọn mua sữa dừa từ các công ty sử dụng lon không chứa BPA.
Sử dụng hộp giấy: Sữa dừa được sản xuất trong hộp giấy thường chứa ít chất béo và calo hơn so với các loại sữa dừa đóng hộp.
Sữa dừa tự làm: Để có sữa dừa tươi nhất, tốt cho sức khỏe nhất, bạn có thể tự làm sữa dừa tại nhà.
Cách làm sữa dừa
Nguyên liệu làm sữa dừa
- 2kg cùi dừa tươi già
- 1,5 lít nước nóng (khoảng 90 độ C)
- Dụng cụ: Máy xay sinh tố, dao, nạo, túi lọc
Cách làm sữa dừa
Cùi dừa bạn dùng dao cắt nhỏ hoặc dùng nạo, sau đó đổ nước nóng vào và ngâm khoảng 5 – 7 phút. Khi đó, dừa sẽ được mềm hơn, thuận tiện cho các công đoạn sau. Cho toàn bộ phần cùi dừa và nước ngâm dừa vào trong máy xay sinh tố, rồi khởi động máy xay.
Xay thật kỹ đến khi thành hỗn hợp nước có màu trắng sữa thì tắt máy. Bạn sử dụng túi lọc để lọc hỗn hợp sữa dừa vừa xay. Bạn nên dùng tay siết chặt để vắt hết phần nước cốt, vắt đến khi phần bã dừa khô và tơi ra, bạn bỏ phần bã đi.
Ngoài túi lọc, bạn cũng có thể lọc sữa dừa bằng rây hoặc vải. Bạn cho phần nước cốt dừa vừa lọc được vào nồi, sau đó đun trên bếp với lửa nhỏ. Khi sữa sôi lên, bạn cho thêm một ít muối và khuấy đều rồi tắt bếp.
Thành phẩm
Như vậy là món sữa dừa sánh mịn, thơm ngon đã hoàn thành rồi đấy. Sau khi sữa dừa nguội, bạn có thể cho sữa vào lọ thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể sử dụng trong vòng 4 ngày thôi nhé.
Với những gì Đông Y Trường Xuân chia sẻ, hy vọng bạn đã có thể biết thêm những thông tin bổ ích về sữa dừa để nâng cao sức khỏe của mình bằng loại thức uống giàu dinh dưỡng này.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
>> Nước cốt dừa có tác dụng gì?
>> Cách làm sữa dừa viên thơm ngon béo ngậy để nhâm nhi cùng gia đình
>> Mộng dừa là gì? Ăn mộng dừa có tốt cho sức khoẻ không?
Kinh nghiệm hay Đông Y Trường Xuân
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sữa dừa là gì? Lợi ích và tác dụng phụ của sữa dừa đối với sức khỏe tại Đông Y Trường Xuân bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.