Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Các tác dụng của lá vối cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Ngoài nước trà xanh thì nước lá vối cũng là thức uống giải nhiệt ưa thích của nhiều người trong mùa hè. Tuy vậy ít người biết hết các tác dụng của lá vối đối với sức khỏe, đặc biệt trong việc chữa các bệnh lý mạn tính như gout, tiểu đường, mỡ máu tăng cao, đau bụng tiêu hóa…
1. Lá vối có tác dụng gì?
Cây vối (tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus) là loài thân gỗ. Với chiều cao trung bình khoảng 5-6m, cây vối có đường kính lên đến 50cm. Cuống lá vối dài từ 1-1,5cm, phiến lá vối dai và cứng. Hoa vối có màu lục nhạt, trắng gần như không cuống. Quả vối hình cầu hoặc hình trứng, đường kính từ 7-12mm khi chín có màu tím sẫm, có dịch.
Lá, cành non và nụ vối thường có mùi thơm dễ chịu đặc trưng. Do vậy, người dân thường đun nước vối hay trà vối để uống giải khát hàng ngày, tương tự như nước chè xanh.
2. Các công dụng của lá vối
Trong lá vối và nụ vối có tanin, một số vitamin và chất khoáng, có tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Một số công dụng của lá vối có thể kể đến:
2.1. Hỗ trợ điều trị gout
Nhờ công dụng tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giúp giảm béo, lợi tiểu, tiêu độc nên lá vối được coi là vị cứu tinh với những bệnh nhân mắc bệnh gout.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là do chế độ ăn uống có nhiều chất béo, ngọt gây ứ đọng axit uric. Mặt khác hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết, đào thải không tốt khiến cho uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng nóng, đỏ, đau khớp.
2.2. Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Trong chè nụ vối có các hợp chất flavonoid rất hiệu quả trong việc phòng và điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh đái tháo đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở bệnh nhân tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản.
2.3. Giảm mỡ máu
Trong nước lá vối có một số loại muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể, đồng thời còn giúp giảm mỡ máu. Công thức đun nước lá vối để giảm mỡ máu:
Chuẩn bị 15-20g nụ vối, hãm lấy nước uống thay trà uống trong ngày, hoặc nấu thành nước đặc chia làm 3 lần uống trong ngày. Để hiệu nghiệm, người bệnh cần duy trì uống thường xuyên.
2.4. Hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu
Lá vối dù tươi hay khô, khi sắc đặc đều có thể dùng như một loại thuốc sát khuẩn chữa nhiều bệnh ngoài da như: ghẻ lở, mụn nhọt. Dân gian cũng truyền tai nhau cách chữa chốc lở rất hiệu quả, đó là vò nát lá vối tươi rồi nấu với nước sôi lấy nước đặc để gội đầu, tắm rửa.
2.5. Chữa đau bụng, viêm đại tràng mãn tính
Lá vối cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn. Mỗi khi ăn nhiều chất đạm hoặc dầu mỡ, người ta thường uống nước đun lá vối để kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, trong lá vối cũng chứa tanin giúp bảo vệ niêm mạc ruột và tinh dầu có tính kháng khuẩn, giúp chữa đau bụng đi ngoài phân sống.
3. Cách sử dụng lá vối
Để sử dụng lá vối, người ta dùng chuẩn bị lá vối khô rửa sạch cho vào ấm. Đổ nước vào đun đến khi sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nếu có nụ vối cũng được đun trong nước cho đến khi sôi hoặc hãm trong nước sôi tương tự như cách hãm trà xanh. Nước vối đun từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh.
Đặc biệt, uống nước lá vối không có tác dụng phụ đáng kể nên bất cứ ai cũng có thể uống thường xuyên. Khi uống nước lá vối thường có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái.
Trên đây là một số thông tin về cây vối và công dụng của lá vối mà có thể bạn chưa biết. Hy vọng bài viết trên đã mang tới cho quý độc giả những kiến thức sức khỏe bổ ích để có thể áp dụng hàng ngày.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.