Cây lá dung có tác dụng gì?

Cây lá dung có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây lá dung có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây dung ngoài tác dụng làm nước giải khát còn được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, các bệnh ngoài da, rong kinh và những rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

1. Đặc điểm của cây dung

Cây dung thuộc loại cây gỗ, có chiều cao khoảng 1,5m đến 9m. Lá cây mọc so le, dày, cuống ngắn, hình trứng thuôn dài, mép có răng cưa. Hoa cây dung có mùi thơm, màu trắng hay vàng lục nhạt và thường mọc thành chùm. Thời gian cây ra hoa vào khoảng tháng 2 đến tháng 12 và kết quả tầm khoảng tháng 3 – 5 hàng năm. Cây dung phổ biến ở một số tỉnh miền bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Dân gian thường dùng lá, vỏ thân và rễ cây dung để đun nước uống hằng ngày hoặc để chữa bệnh.

Trong lá cây dung được tìm thấy nhiều hoạt chất giảm đau saponin và các thành phần khác như steroid, tanin và terpen. Trong thân cây có chứa glucosid 3 – monogluco furanosid và vỏ thân có chứa một glycosid. Hoạt chất này nếu đem thủy phân sẽ cho pelargonidin và D – glucose.

2. Cây lá dung có tác dụng gì?

Lá cây dung hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bên cạnh đó, lá cây dung còn có tác dụng chữa tiêu chảy và đau bụng. Rễ cây dung có tác dụng tiêu khát, hạ sốt và làm giảm đau. Các thành phần của cây dung thường được sử dụng trong điều trị các chứng khó tiêu, đầy hơi, đầy bụng hoặc kém ăn. Người mắc bệnh viêm loét dạ dày, bệnh viêm đại tràng hoặc viêm nhiễm đường tiêu hóa và người có chức năng tiêu hóa kém thường được khuyến cáo sử dụng các sản phẩm từ cây dung. Ngoài ra, người khỏe mạnh vẫn có thể sử dụng chè dung mỗi ngày để giải khát và tăng cường nâng cao sức khỏe. Các sản phẩm từ cây dung rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần hãm với nước nóng từ 10 – 15 phút là có thể uống. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên dùng 20 – 30 gram để tránh tác dụng phụ khi dùng quá nhiều.

Một số công dụng khác của cây dung như chữa các bệnh về mắt, mụn nhọt lở, rong kinh…. Cây dung có thể được dùng dưới dạng bột hay thuốc sắc trị đau bụng, các bệnh đau mắt và các vết loét, rong kinh do cơ tử cung bị giãn, trị đau mắt nhiệt.

Nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất của lá dung có thể giúp hạ lipid máu, chống oxy hóa, với cơ chế tương tự các thuốc điều trị tăng lipid máu hiện tại. Chiết xuất của cây dung cũng có tác dụng kháng khuẩn, ức chế phát triển một số vi khuẩn thường gây bệnh ở người như P. aeruginosa, E. coli.

Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ cây dung có thể làm tăng đáng kể hormone sinh sản, tăng khối lượng buồng trứng. Vì vậy, chiết xuất từ cây dung rất có tiềm năng trong điều trị các rối loạn sinh sản phụ nữ.

Nghiên cứu cũng cho thấy dịch chiết cây Dung còn có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa trên chuột, giúp giảm thể tích khối u, tăng tuổi thọ chuột ung thư.

Ngoài tác dụng trong điều trị và chăm sóc sức khỏe, cây dung còn được dùng để nhuộm vải.

Tóm lại, cây dung là 1 trong những vị thuốc nam được sử phổ biến vì dễ sử dụng và dễ tiếp cận. Chúng ta có thể tìm thấy các sản phẩm từ cây dung tại các siêu thị hoặc các phòng khám,….Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ về cách sử dụng và liều lượng dùng hàng ngày nhằm tránh tình trạng lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.