Lá sen có tác dụng gì?

Lá sen có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Lá sen có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Lá sen là một bộ phận quen thuộc từ trước đến nay với công dụng đơn giản là gói xôi, cốm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bộ phần này còn chứa nhiều tác dụng khác có giá trị cho sức khỏe con người. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi lá sen có tác dụng gì trong điều trị bệnh lý và sức khỏe con người.

1. Giới thiệu về lá sen

Lá sen khô là nguồn dược liệu từ tự nhiên thuộc loài thực vật họ Thụy liên. Nó còn có tên gọi là Hà diệp và được sử dụng để làm thuốc từ rất lâu đời.

Để thu được vị thuốc này, người ta thu hoạch lá vào mùa thu, bỏ cuống rồi đem đi sấy khô hoặc phơi. Loại dược liệu này có vị hơi đắng, mùi thơm mát.

Trong lá sen có chứa một số thành phần chính như:

  • Vị đắng do hợp chất alkaloid tạo ra;
  • 16 flavonoid nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể và làm chậm đi quá trình oxy hóa;
  • Các thành phần dầu dễ bay hơi giúp lá có được hương thơm tự nhiên;
  • Một số thành phần khác như: carotin, β-sitosterol, acid hữu cơ và các nguyên tố vi lượng.

2. Lá sen có tác dụng gì?

Theo Y Học Cổ Truyền, lá sen có vị đắng và hơi chát, tính mát giúp hạ nhiệt, làm tan máu tụ và có tác dụng cầm máu. Công dụng lá sen phù hợp để điều trị băng huyết, phù thũng máu tụ, nôn ra máu, chảy máu cam, miệng khát, đại tiện ra máu, tâm phiền và duy trì cân nặng của cơ thể.

lá sen có tác dụng gì
Lá sen có tác dụng gì?

Các nghiên cứu của Y Học Hiện Đại cho thấy rằng lá sen có công dụng hỗ trợ trong điều trị rối loạn lipid máu, làm giảm tổn thương gan, ức chế quá trình hấp thu vào cơ thể và tăng tốc độ chuyển hóa năng lượng giúp kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, đây còn là phương thuốc dự phòng các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, mỡ máu…

3. Lá sen trị bệnh gì? Các bài thuốc điều trị

Với những tác dụng như trên lá sen được sử dụng trong các bài thuốc điều trị các tình trạng sau:

  • Hỗ trợ kiểm soát cân nặng: Nghiền hỗn hợp 60g lá sen, sơn tra tươi và hạt ý dĩ mỗi vị 10g, 5g vỏ quất thành bột mịn rồi sắc uống thay trà. Sử dụng trong vòng 3 tháng cho một liệu trình.
  • Tiêu ứ, bổ tỳ, giảm mỡ: Sắc hỗn hợp 20g lá sen, 4g sơn tra sao, 10g mạch nha tươi, 15g vỏ quất uống mỗi ngày một thang. Có thể uống nóng hoặc lạnh.
  • Trịchảy máu cam, hôi miệng, miệng khô,đại tiện táo, tiểu rắt: Sắc hỗn hợp mỗi vị 10g lá sen và rễ cỏ tranh; 6g mỗi vị thanh hao, tiêu sơn chi, đan bì; 3g mỗi vị mộc thông, hoàng cầm; 5g mỗi vị liên kiều và lá tre; 2g hoàng liên uống mỗi ngày một thang.
  • Giải nhiệt: Sắc hỗn hợp 10g lá sen, 6g kim ngân hoa uống thay trà.
  • Trịù tai, hoa mắt: Sao vàng hỗn hợp 10g lá sen; 6g hạch đào nhân, 9g đỗ trọng tươi. Giã nát rồi sắc lấy nước uống ấm.
  • Trị rối loạn giấc ngủ: 10g mỗi vị lá sen, tuyền phúc hoa, thạch quyết minh, bán hạ; 6g mỗi vị đảng sâm, thiên ma, trần bì. Mỗi ngày sắc uống một thang chia làm 2 phần mỗi ngày uống 2 lần.
  • Chữa biến chứng sau tăng huyết áp hoặcxuất huyết não: 20g lá sen; 12g mỗi vị đỗ trọng, cam thảo; 10 gam mỗi vị sinh địa, mạch môn, tang ký sinh, bạch thược. Mỗi ngày sắc uống một thang.
  • Chữa di tinh: Sao khô và nghiền thành bột mịn mỗi ngày uống 2 lần.

Tóm lại, lá sen thường sử dụng phơi khô nấu nước pha trà uống có tác dụng giảm cân, trị mỡ máu, hạ huyết áp… Đối với phụ nữ mang mai hoặc đang trong thời kỳ hành kinh, người bị huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.