Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Rau đắng đất có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thị Hồng Chính – Bác sĩ Y Học Cổ Truyền – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông
Rau đắng đất thường được sử dụng để chế biến món ăn. Tuy nhiên, rau đắng đất trị bệnh gì thì chắc hẳn rất ít người biết đến. Trong Y Học Cổ Truyền, loại rau này có tác dụng điều trị chứng vàng da, nóng gan, nổi mề đay mẩn ngứa, đau nhức xương khớp và tăng cường chức năng tiêu hóa.
1. Ăn rau đắng đất có tác dụng gì?
“Uống nước rau đắng đất có tác dụng gì” hay “các bài thuốc từ rau đắng đất trị bệnh gì” là thắc mắc của nhiều người. Ngoài việc sử dụng để làm thức ăn, rau đắng đất còn được ví là “cây thuốc của dân tộc” khi nó mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nói chung và đặc biệt là đối với gan.
Thành phần của cây rau đắng đất có nhiều dược chất tốt cho sức khỏe, trong đó phải kể đến như Saponin, Flavonoid. Đặc biệt, các nhà khoa học đã sử dụng rau đắng đất để phân lập chất Spergulagenin A (một loại Saponin triterpen).
Cây rau đắng đất còn chứa tanin, vitamin C, chất xơ, chất nhầy, tinh dầu, đường, carotin, alkaloid cùng một số axit hữu cơ như axit galic, axit oxalic, axit axetic…
Rau đắng đất được ứng dụng trong y học để hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, tốt cho bệnh nhân có vấn đề tim mạch, huyết áp cao, thanh nhiệt, giải độc… và đặc biệt là tăng cường chức năng gan…
Trong Y Học Cổ Truyền, cây rau đắng đất có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giải độc, lợi tiểu, chỉ ngứa. Dùng để điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, kiết lỵ hoặc bệnh đường tiết niệu như đi tiểu buốt rắt, viêm bàng quang, sỏi thận, viêm thận gây phù nề. Liều dùng của cây rau đắng đất là 10 – 20g/ngày dạng thuốc sắc, nếu dùng ngoài thì giã cây tươi để đắp.
2. Bài thuốc trị bệnh từ rau đắng đất
Tùy vào mục đích trị bệnh, các bài thuốc trị bệnh từ rau đắng đất được điều chế như sau:
- Rau đắng đất trị tiểu tiện ít và khó khăn: Dùng rau đắng đất 16g, xa tiền tử, tỳ giải, mộc thông mỗi vị 12g, chi tử 8g, sắc uống ngày một thang.
- Rau đắng đất trị tiểu tiện rắt, buốt: Dùng rễ cây rau đắng, hạt ké vông vang, mộc thông, xa tiền tử, nhân trần, lá tre, mỗi vị 8g; thông thảo, đăng tâm thảo, mỗi vị 3g, sắc uống, ngày một thang.
- Rau đắng đất trị viêm bàng quang cấp tính: Dùng rau đắng đất 12g, tỳ giải, bồ công anh mỗi vị 20g, hoàng cầm, sài hồ, hoạt thạch, cù mạch, mỗi vị 12g, mộc thông 6g. Nếu đi tiểu ra máu, cho thêm sinh địa, chi tử (sao đen) và bạch mao căn (sao đen), mỗi vị 12g.
- Rau đắng đất điều trị giun đũa ở trẻ em: Lấy 100g rau đắng tươi, sắc uống, ngày một lần.
- Rau đắng đất trị ngứa hậu môn, ngứa âm hộ ở phụ nữ: Dùng khoảng 200g rau đắng đất tươi, sắc lấy nước rửa, ngày 1 – 2 lần.
- Điều trị mụn nhọt độc, quai bị sưng tấy đỏ đau: Dùng một nắm rau đắng đất tươi rửa sạch, cho thêm chút muối ăn giã nát, đắp lên mụn nhọt, quai bị nhiều lần trong ngày.
- Rau đắng đất trị nhiệt miệng: Lấy một nắm rau đắng rửa sạch rồi giã lấy nước cốt ngậm trong miệng vài phút rồi nuốt từng chút một. Với trẻ em, có thể lấy đầu tăm bông thấm nước cốt cây rau đắng đất chấm lên vết loét cho bé.
- Điều trị đau răng: Lấy cây rau đắng rửa sạch, sắc nước uống ngày 2 lần, uống trong khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy có hiệu quả.
Tóm lại, rau đắng không chỉ góp phần làm phong phú nền ẩm thực Việt mà còn được xem là vị thuốc quý, có nhiều công hiệu tốt cho sức khỏe, đặc biệt là gan.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.