Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây mâm xôi có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây mâm xôi được ứng dụng khá nhiều trong Đông Y nhằm chữa trị một số bệnh về gan, tim, đường huyết, hiếm muộn và bệnh xương khớp. Đọc thêm bài viết dưới đây để tìm hiểu về tác dụng chữa bệnh của cây mâm xôi.
1. Mô tả đặc điểm của cây mâm xôi
Cây mâm xôi là một loài Rubus phát triển chậm và tạo ra trái cây ăn được. Về mặt thực vật, nó được gọi là Rubus chamaemorus có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp chamai và morus có nghĩa là lùn và dâu tằm. Nó thuộc họ hoa hồng và là họ hàng gần của mâm xôi, dâu tây, táo và anh đào. Nó được trồng trong môi trường núi cao, bắc cực hoặc rừng cây ở Bắc bán cầu. Loại cây này phổ biến ở Bắc Âu, Nga và Scandinavia. Nó là một loại cây lâu năm và mọc thấp ở những vùng lãnh nguyên lộ thiên hoặc đầm lầy.
Quả mọng chưa chín có vị chua, màu đỏ và cứng. Nó có hương vị thơm ngon và sử dụng để ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Cây mâm xôi được ứng dụng khá nhiều trong Đông Y nhằm chữa trị một số bệnh về gan, tim mạch chuyển hoá, đường huyết. Ngoài ra, có bài thuốc cây mâm xôi chữahiếm muộn, xương khớp. Hầu như toàn bộ các bộ phận của cây đều có thể sử dụng được như quả để ăn, cành lá dùng làm thuốc.
2. Các thành phần hóa học quan trọng trong cây mâm xôi
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, bên trong cây mâm xôi có giàu chất dinh dưỡng với thành phần acid citric, acid ellagic, malic, salicylic, tanin, pectin, fructozơ… cùng các acid hữu cơ khác. Bên cạnh đó, cây mâm xôi cũng có chứa hàng loạt dưỡng chất như flavonoid, vitamin C, K, E; chất xơ; acid folic; omega-3 và các khoáng chất (Mn, Cu, Mg, Zn…) có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.
Ngoài ra, trong quả cây mâm xôi chứa rất nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe như axit ellagic có khả năng chống oxy hóa hiệu quả, bảo vệ màng tế bào và các cấu trúc cơ thể bằng cách trung hòa các gốc tự do.
Quả mọng có axit malic, axit citric, anthocyanins, anthocyanins, α-tocopherol, β-carotene và provitamin A carotenoid. Nó cũng sở hữu sanguiin H-6 và ellagitannins lambertianin C.
3. Tác dụng dược lý của cây mâm xôi
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, thành phần chất Axit ellagic trong quả mâm xôi sẽ có tác dụng chống lão hóa gấp đôi dâu tây, gấp 3 lần kiwi và gấp đến 10 lần so với cà chua. Vitamin C và anthocyanin kết hợp có thể giúp tăng khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, loại trừ các gốc tự do làm thay đổi ADN của tế bào. Ngoài ra, vitamin C và flavonoid còn có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh mẽ.
Theo Y Học Cổ Truyền, quả mâm xôi có tác dụng bổ can thận, giữ tinh khí và làm cường dương mạnh sức. Lá cây có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ và tiêu viêm.
4. Cây mâm xôi có tác dụng gì?
Cây mâm xôi có nhiều tác dụng quý ở trong Y Học Cổ Truyền như:
- Cây mâm xôi giúp giảm cân, ngừa béo phì, và chữa xương khớp: Bên trong quả của cây mâm xôi chứa chất Raspberry có khả năng thúc đẩy được quá trình đốt cháy chất béo, qua đó chuyển hóa lipid, ngừa chứng béo phì và tăng cường giảm cân. Đồng thời cây mâm xôi chữa xương khớp với tác dụng chính là giảm đau nhức.
- Quả mâm xôi hạn chế nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch: Bên trong quả mâm xôi chứa thành phần acid ellagic có khả năng giúp loại trừ cholesterol xấu, làm giảm huyết áp cao, hạn chế nhồi máu cơ tim, chống xơ vữa động mạch.
- Quả mâm xôi cải thiện khả năng sinh sản: Cây mâm xôi giàu vitamin C và magie giúp cải thiện chức năng sinh sản ở cả 2 giới, điều này rất tốt dành cho mọi lứa tuổi.
- Quả mâm xôi giúp kiểm soát lượng đường trong máu: Đối với ai đang bị bệnh tiểu đường, khi sử dụng quả mâm xôi sẽ giúp tăng cường sản xuất chất adiponectin có tác dụng kiểm soát đường huyết.
- Quả mâm xôi chữa tổn thương gan: Khi nói về các tế bào tổn thương gan và cần phải được khắc phục thì sẽ dùng cây mâm xôi.
- Chống lão hóa và ngăn ngừa ung thư: Cây và quả mâm xôi làm giảm tác động tới các gốc tự do gây nên đối với cơ thể, giúp chống lão hóa, duy trì vẻ đẹp thanh xuân. Vitamin C “chặt đứt” con đường sinh sản của tế bào ung thư, còn flavonoid chống viêm và kháng khuẩn rất hiệu quả.
- Quả mâm xôi tốt cho thị lực: Khi sử dụng quả mâm xôi thường xuyên sẽ giúp nâng cao và bảo vệ màng mắt, giữ thị lực luôn khỏe mạnh.
- Quả mâm xôi giúp tăng cường hệ miễn dịch: Bên trong quả mâm xôi chứa chất xơ cao gấp đôi các loại thực phẩm khác, ước tính trong 200gr quả mâm xôi có chứa tới gần 8gr chất xơ.
- Quả mâm xôi tốt cho não bộ: Khi sử dụng quả mâm xôi thường xuyên hơn sẽ giúp cho não bộ của bạn cải thiện được trí nhớ, nâng cao phản xạ tốt hơn, thôi thúc sự sáng tạo mỗi ngày.
- Quả mâm xôi có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý: Đối với những ai bị thận hư, liệt dương, tinh trùng yếu và muốn cải thiện đời sống chăn gối thì càng không thể bỏ qua quả mâm xôi.
5. Một số tác dụng khác và lưu ý khi sử dụng cây mâm xôi
Tác dụng theo phương pháp truyền thống của cây mâm xôi:
- Lá được sử dụng để chuẩn bị trà thảo mộc;
- Trong y học, thảo dược Scandinavia được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu;
- Trái cây được cho là có thể điều trị chứng thiếu vitamin osis C;
- Do giàu hàm lượng Vitamin C và A, nó giúp duy trì hệ thống miễn dịch;
- Nó chống lại các gốc tự do ở trong cơ thể bạn, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự phá hủy của mắt, da;
- Thúc đẩy quá trình lưu thông máu cũng như sản xuất hồng cầu, loại bỏ độc tố;
- Nó hỗ trợ làm giảm chứng chuột rút, táo bón, đầy hơi và các tình trạng tiêu hóa;
- Nước sắc rễ được dùng cho phụ nữ hiếm muộn để an thai;
- Rễ cũng được sử dụng để điều trị sốt và ho;
- Sử dụng để ngăn ngừa loãng xương.
Lưu ý khi sử dụng cây mâm xôi:
- Người đang bị dị ứng thì không nên sử dụng;
- Nếu phản ứng dị ứng xảy ra thì ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
Trên đây là thông tin về cây mâm xôi, nếu muốn áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.