Các bệnh liên quan đến tỳ vị

Các bệnh liên quan đến tỳ vị

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Các bệnh liên quan đến tỳ vị cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Tạng tỳ và tạng vị là những tạng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể của con người. Tỳ và vị là hai cơ quan chủ vận hóa đồ ăn, vì vậy khi mắc bệnh thường có biểu hiện đặc trưng ở đường tiêu hóa gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh. Vậy những bệnh liên quan đến tỳ vị là gì?

1. Hội chứng bệnh tạng tỳ

1.1 Hư chứng

1.1.1 Tỳ khí hư

Tạng tỳ có thể bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân nào? Tỳ khí hư do tạng người yếu lao động quá sức và ăn uống kém dinh dưỡng gây ra. Bởi vì tạng tỳ là dạ dày có chức năng vận hóa đồ ăn, vận hóa thủy thấp, thống huyết, do vậy tạng tỳ hư có biểu hiện lâm sàng rất phong phú như:

  • Chân tay mềm yếu
  • Cơ bắp teo nhẽo
  • Tiêu hóa kém
  • Phân thường sóng nát
  • Lưỡi bệu nhạt
  • Rêu trắng dày
  • Ăn kém và tiêu hóa kém
  • Người mệt mỏi, thở hụt hơi, ngại nói
  • Sắc mặt vàng hoặc trắng

Nếu tạng tỳ mất chức năng vận hóa thì người bệnh có cảm giác đầy bụng đặc biệt sau khi ăn xong, đại tiện phân lỏng, chất lưỡi nhạt bệu rệu trắng mạch hư. Nếu tỳ hư hạ hãm thì người bệnh ỉa chảy, lỵ mãn tính sa trực tràng, dạ con chất lưỡi nhạt mạch hư nhược. Nếu tỳ hư không thông huyết thì có biểu hiện đại tiện ra máu, kinh nguyệt ra nhiều, rong kinh và chất lưỡi nhạt mạch hư nhược.

1.1.2 Tỳ dương hư

Do tỳ khí bị tổn thương hoặc người bệnh ăn nhiều đồ ăn lạnh làm tổn thương tỳ. Biểu hiện lâm sàng thường bao gồm:

  • Trời lạnh thường đau bụng, đầy bụng có lúc giảm và đỡ hơn khi chườm nóng
  • Ỉa chảy
  • Người lạnh và tay chân lạnh
  • Rêu lưỡi màu trắng
  • Mạch trầm trì

1.2 Thực chứng

1.2.1 Tỳ bị hàn thấp

Tỳ bị hàn thấp hay tỳ thực thường do ăn phải đồ lạnh hay gặp mưa lạnh, ẩm thấp gây bệnh cho tỳ và làm cho tạng tỳ mất đi chức năng vận hóa. Biểu hiện lâm sàng bao gồm:

  • Bụng đầy hơi, trướng
  • Lợm giọng
  • Buồn nôn
  • Người mệt, cơ thể nặng nề
  • Đại tiện lỏng
  • Tiểu ít
  • Không cảm thấy khát
  • Ra nhiều khí hư trắng
  • Rêu lưỡi trắng
  • Mạch như hoãn
Rêu lưỡi trắng là biểu hiện của hội chứng bệnh tạng tỳ
Rêu lưỡi trắng là biểu hiện của hội chứng bệnh tạng tỳ

1.2.2 Tỳ bị thấp nhiệtTạng tỳ thấp nhiệt hay tỳ nhiệt, cam tích có biểu hiện lâm sàng như:

  • Đầy bụng, lợm giọng hay buồn nôn
  • Người mệt, đau quặn bụng từng cơn, phân có lẫn bọt
  • Sốt
  • Miệng đắng
  • Tiểu vàng
  • Rêu lưỡi vàng, môi đỏ
  • Mạch nhu sác
  • Mụn nhọt nhiều

1.2.3 Tỳ hư do giunBiểu hiện lâm sàng của bệnh tỳ hư do giun bao gồm đau bụng, bụng đầy hơi trướng, mặt váng gầy rêu trắng, ợ hơi và mạch như.

2. Hội chứng bệnh của vị

2.1 Vị hàn

Vị hàn thường có biểu hiện lâm sàng bao gồm đau vùng thượng vị, nôn nước trong, rêu lưỡi có trắng bóng, mạch trầm trì. Phương pháp điều trị là ôn vị tán hàn, thuốc gồm có quế chi, bạch thược và sinh cương. Châm cứu vào các huyết trung quan, lương môn, thiên khu và túc tam lý.

2.2 Vị nhiệt

Vị nhiệt có biểu hiện lâm sàng gồm đau rát tại vùng thượng vị, thích uống nước mát, khát,, hơi thở hôi, sưng đau răng lợi, ợ hơi, ợ chua, rêu vàng và chất lưỡi đỏ, mạch sác.

2.3 Vị hư

Vị hư thường có triệu chứng lâm sàng gồm sốt cao, môi miệng khô nhưng không muốn ăn uống, tiểu ít và đậm, táo bón. Lưỡi thon đỏ không có rêu, mạch tế sắc.

2.4 Vị thực

Triệu chứng lâm sàng của vị thực thường xảy ra do ăn nhiều thức ăn ngọt béo, nôn mửa, đầy tức bụng, chất nôn có mùi chua hàng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi dày dính và mạch hoạt.

Bên cạnh hội chứng bệnh tạng tỳ thì hội chứng tạng vị gây tức bụng cho người bệnh
Bên cạnh hội chứng bệnh tạng tỳ thì hội chứng tạng vị gây tức bụng cho người bệnh

Có thể thấy khi mắc các bệnh sinh lý tạng tỳ các biểu hiện sẽ xuất hiện chủ yếu lên đường tiêu hóa. Từ đó, người bệnh sẽ chán ăn, mệt mỏi, chất lượng cuộc sống suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Do vậy, khi có bất kỳ triệu chứng nào bất thường cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và đánh giá đúng với tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, khi lựa chọn điều trị phương pháp đông y cần được chỉ định bởi bác sĩ Y Học Cổ Truyền.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.