Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vị trí và tác dụng của huyệt thái uyên cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Hiện nay bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc và phẫu thuật thì các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền đang dần phổ biến hơn. Nhờ hiểu rõ về tác dụng của các huyệt trên cơ thể từ có có thể dùng châm cứu, bấm huyệt để chữa bệnh. Bài viết này cung cấp kiến thức chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp bằng cách tác động vào huyệt Thái uyên.
1. Vị trí của huyệt thái uyên
Huyệt Thái uyên có xuất xứ từ Thiên 2: Bản du, huyệt Thái uyên còn có tên gọi khác là huyệt Quỷ tâm, huyệt Quỷ thiên, Huyệt Thái phiên, huyệt Thái tuyền.
Huyệt Thái uyên là huyệt thứ 9 của kinh Phế. Phế (khí) xuất ra ở huyệt Thiếu thương nằm ở mép ngoài đầu ngón tay cái, thuộc Tinh mộc. Nó “lưu” vào huyệt Ngư tế, huyệt Ngư tế nằm ở chỗ hình con cá trên lòng bàn tay, thuộc huyệt Huỳnh. Nó “chú” vào huyệt Thái uyên, huyệt Thái uyên nằm ở sau huyệt Ngư tế 1 thốn ngón tay, ở giữa chỗ lõm vào, thuộc huyệt Du. Nó “hành” vào huyệt Kinh cừ, huyệt Kinh cừ nằm ở giữa Thốn khẩu, động mà không ngừng lại, thuộc huyệt Kinh. Nó “nhập” vào huyệt Xích trạch, huyệt Xích trạch nằm ở động mạch giữa khuỷu tay, thuộc huyệt Hợp. Tất cả đều chạy trên Thủ thái âm kinh.
Huyệt Thái uyên là huyệt Du – Nguyên và thuộc hành Thổ. Trước đây gọi là huyệt du của ngũ tạng, lục phủ. Ngũ tạng là nhị thập ngũ huyệt du, lục phủ là tam thập lục huyệt du. Mùa hạ nên thủ huyệt ở các huyệt Du, tôn lạc hoặc trên bì phu, cơ nhục.
Huyệt Thái uyên là huyệt Hội của mạch và là huyệt Bổ của kinh Phế.
Về vị trí giải phẫu: huyệt Thái uyên nằm trên lằn chỉ ngang của cổ tay, phía dưới ngón tay cái và ở chỗ lõm trên động mạch quay, phía dưới của huyệt là rãnh cho động mạch cánh tay quay. Cấu tạo của chỗ lõm nơi chứa huyệt Thái uyên gồm: phía ngoài là gân cơ dạng ngón cái dài và gân cơ duỗi ngắn ngón cái, phía trong là gân cơ gấp các ngón tay nông và gân cơ gan tay to, phía đáy là gân cơ gấp ngón cái dài và xương thuyền.
Thần kinh vận động cho huyệt này là các nhánh của thần kinh quay và thần kinh giữa. Da ở vùng huyệt Thái uyên được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
2. Tác dụng của huyệt Thái uyên
Huyệt Thái uyên nằm ở kinh Phế do đó nó có tác dụng lên phế quản và phổi. Vì lý do này mà ấn huyệt hay châm cứu để điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, viêm họng…. Theo các nghiên cứu, chỉ cần tác động đúng cách vào huyệt Thái uyên mà tình trạng bệnh lý về đường hô hấp ở bệnh nhân được cải thiện rõ rệt.
Khi tác động vào huyệt Thái uyên sẽ có một tác động chạy theo đường kinh phế đi khắp cơ thể, giúp giải phóng đàm giải bị ứ tắc tại đường thở và giúp giải phóng “nguyên khí”. Trong lĩnh vực Đông y đã áp dụng biện pháp bấm huyệt hoặc châm cứu huyệt này để điều trị bệnh lý về đường hô hấp cũng như cải thiện tình trạng của bệnh nhân. Cần lưu ý biện pháp ấn huyệt và châm cứu là cực kỳ quan trọng vì thế cần được thực hiện bởi các bác sĩ Y Học Cổ Truyền có kinh nghiệm và đã được đào tạo.
Theo nhiều tài liệu Y Học Cổ Truyền, huyệt Thái uyên còn có khả năng hỗ trợ phục hồi tinh thần làm giảm cảm giác mệt mỏi, dễ mất sức, chán ăn và điều trị đau nhức xương khớp; Ấn huyệt hay châm cứu huyệt Thái uyên giúp điều trị bệnh thấp khớp mạn tính hay các chấn thương vùng cổ tay khi vận động.
Bên cạnh đó, huyệt Thái uyên còn được ứng dụng trong lĩnh vực Da liễu để điều trị những trường hợp bị tàn nhang, nám lâu năm, tình trạng rụng chân tóc theo khóm.
3. Các xác định huyệt Thái uyên
Để hiệu quả điều trị là cao nhất thì bước quan trọng hàng đầu là xác định chính xác huyệt Thái uyên, bên cạnh đó còn tránh châm nhầm các huyệt gây nên những tác dụng phụ. Các bước xác định huyệt Thái uyên là:
- Để tay của bệnh nhân trên một mặt phẳng, ngửa mặt gan tay lên trước.
- Gập cổ tay từ từ đến ghi xuất hiện nếp lằn cổ tay.
- Xác định nơi lõm nhất trên nếp lằn cổ tay (ở dưới ngón cái và trên cổ tay)
Cách khác để xác định huyệt Thái uyên là: Tìm phần xương gồ cao lên tại gốc ngón tay cái và nằm trên phần cổ tay, lệch về phía giữa lòng bàn tay. Vị trí huyệt Thái uyên chính là điểm giao giữa đường đi qua tâm bài tay và đường cắt ngang cổ tay.
4. Phương pháp bấm huyệt Thái uyên
Sau khi đã xác định chính xác huyệt Thái uyên thì dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt và ấn thẳng góc với huyệt và tăng dần cho đến khi người bệnh cảm thấy tức nặng thì dừng lại
Một lần ấn huyệt thực hiện lặp đi lặp lại khoảng 14 lần, sau đó làm tương tự với bên tay còn lại. Thời gian điều trị khoảng 3 phút là bệnh nhân đã phần nào cải thiện được triệu chứng.
5. Phương pháp châm huyệt Thái uyên
Châm là một phương pháp điều trị không dùng thuốc. Người ta dùng kim châm bằng hợp kim, bạc hoặc vàng (thông dụng hiện nay là kim inox) tác động lên huyệt Thái uyên. Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay bởi vì dễ áp dụng, chi phí thấp, ít biến chứng, có thể phổ biến rộng rãi ở tuyến y tế cơ sở.
Chỉ định: điều trị các bệnh lý đường hô hấp như ho, viêm họng, hen phế quản, viêm phế quản…
Chống chỉ định: tuyệt đối không được sử dụng phương pháp châm để điều trị bệnh cấp cứu, đau bụng ngoại khoa, người sức khỏe yếu, thiếu máu, bệnh tim, bệnh nhân có tiền sử rối loạn về đông máu hay trạng thái tinh thần không ổn định.
Mỗi ngày sẽ châm một lần hoặc cách nhật vào huyệt Thái uyên; trường hợp bệnh nhân khỏe mạnh thì có thể châm ngày hai lần. Liệu trình từ 7 đến 10 ngày. Tùy theo tình trạng sức khỏe và tùy vào bệnh của bệnh nhân và có thể tiến hành từ một đến ba liệu trình.
Các bước châm huyệt Thái uyên bao gồm:
- Chuẩn bị dụng cụ châm
- Chuẩn bị bệnh nhân: Vì vị trí huyệt Thái uyên ở vùng cổ tay nên tư thế ngồi duỗi tay hay ngồi ngửa dựa ghế là phù hợp nhất.
- Xác định chính xác huyệt
- Sát trùng huyệt bằng cồn 70 độ. Cách thực hiện như sát trùng trước khi tiêm
- Làm căng da vùng châm: mục đích để kim đi qua mà không làm bệnh nhân đau nhiều
- Tiến hành châm
- Lưu kim: tùy vào bệnh của bệnh nhân mà thời gian lưu kim nhanh hay chậm hoặc không lưu kim. Trong khi lưu kim có thể tiến hành thêm kỹ thuật bổ tả hoặc các phương pháp ôn châm và điện châm phối hợp thêm
- Rút kim và sát trùng lỗ kim châm
6. Phối hợp và lưu ý khi tác động vào huyệt Thái uyên
Để điều trị các tình trạng bệnh lý trên, thầy thuốc Đông y có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp thái uyên với một số huyệt sau:
- Kết hợp thái uyên, hội âm, chiếu hải trong chứng tê nhức cơ thể, chân tay.
- Kết hợp thần môn trị chứng hen suyễn, nôn ra máu, lạnh người.
- Kết hợp kình cừ trị tình trạng cánh tay đau nhức và co rút.
- Kết hợp ngư tế, hành gian, thần môn, thái xung để trị ho ra máu.
- Kết hợp huyệt thái khê, kinh cừ trị sốt rét, tức ngực.
- Phối hợp với liệt khuyết trị ho có đờm.
- Kết hợp ngư tế trị triệu chứng họng khô.
- Kết hợp dịch môn trong điều trị hàn quyết.
- Kết hợp thiên du, hợp cốc trị nôn ra mủ, phế ung.
- Kết hợp khúc trì, tâm du, nội quan, xích trạch điều trị tình trạng vô mạch.
Lưu ý khi tác động vào huyệt Thái uyên:
- Nếu sử dụng biện pháp châm cần lưu ý tránh châm nhầm vào mạch máu và xương;
- Những đối tượng nguy cơ như người già, phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch không được sử dụng phương pháp bấm huyệt hay châm cứu để điều trị bệnh;
- Cần nắm vững các thủ thuật thực hành Y Học Cổ Truyền để giảm tác dụng phụ của phương pháp bấm huyệt và châm cũng như tránh sai sót trong quá trình điều trị bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.