Cây thiên môn đông là cây gì?

Cây thiên môn đông là cây gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây thiên môn đông là cây gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây thiên môn đông có dạng bụi beo, sống nhiều năm, cao từ 1.2- 1.5m. Rễ cây được thu hoạch vào tháng 10 – tháng 12 khi cây được 2 năm tuổi trở lên để sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh lý.

1. Cây thiên môn đông là cây gì?

Cây thiên môn đông, còn gọi là cây thiên môn chùm, là loài thực vật dạng bụi beo, sống nhiều năm, cao từ 1.2 – 1.5m, cành hình trụ, có gai cong, mọc xoắn vào nhau thành từng bụi dày.

Lá thiên môn là do các cành nhỏ biến đổi thành, lá cây có đầu nhọn, hình lưỡi liềm, được gọi là diệp chi, một số lá tiêu biến thành các vảy nhỏ.

Hoa thiên môn có mày trắng, mọc thành chùm, mỗi chùm từ 1 – 2 bông. Rễ củ, mọc thành chùm, có hình thoi. Hàng năm, cây thiên môn ra hoa vào tháng 3 – tháng 5 và ra quả vào tháng 6 – tháng 9, quả hình cầu, bên trong có hạt màu đen.

Cây thiên môn đông mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Trung và một số hòn đảo như Phú Quốc, Côn Đảo. Hiện nay, chúng thường được trồng với mục đích làm cảnh, thuốc chữa bệnh và hàng rào quanh nhà.

2. Bộ phận nào của cây thiên mông được dùng làm thuốc?

Rễ cây thiên môn là bộ phận được sử dụng làm thuốc. Các rễ cây được lựa chọn phải cứng, mịn, mập, chắc, bên ngoài phải có màu trắng vàng. Rễ cây được thu hoạch vào tháng 10 – tháng 12 khi cây được 2 năm tuổi trở lên.

Quy trình thu hái như sau: Đào rễ lên, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, tẩm nước lên cho mềm, nấu chín, bóc vỏ, rút lõi, thái nhỏ rễ, đem phơi hoặc sấy khô. Bảo quản ở nơi khô ráo, độ ẩm thấp để tránh nấm mốc làm hỏng thuốc.

Rễ cây chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe như beta-sitosterol 5, 5-methoxymethyl furfural, yamogenin, valine, tyrosine, methionine, sucrose, acid amin, rhamnose, xylose, glucose, sarsasapogenin, asparagine, proline, alanine.

cây thiên môn
Cây thiên môn đông có dạng bụi beo, sống nhiều năm, cao từ 1.2- 1.5m

3. Cây thiên môn đông có tác dụng gì?

Rễ thiên môn đông có vị ngọt, đắng, tính hàn, không có độc, được quy vào kinh Phế và Thận, có tác dụng trong điều trị các bệnh lý sau:

  • Theo Y Học Cổ Truyền: Có tác dụng lợi tiểu, khu hàn nhiệt, dưỡng cơ bì, bổ ngũ lao, khử nhiệt trúng phong, nhuận ngũ tạng, thất thương, thông thận khí, ích bì phu nên được sử dụng trong điều trị suy nhược cơ thể ở người cao tuổi, mắt mờ, ho ra máu, lao phổi, ho lao, điếc, người gầy ốm, hen suyễn, vv.
  • Theo Y Học Hiện Đại: Rễ thiên môn đông có tác dụng ức chế khối u, kháng khuẩn (phế cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn nhóm Aliên cầu khuẩn nhóm B, diệt ấu trùng muỗi và ruồi, cường tráng, lợi tiểu, giảm ho và thông tiện.

4. Bài thuốc trị bệnh từ thiên môn đông

Một số bài thuốc có sử dụng thiên môn đông kết hợp các vị thuốc khác để điều trị bệnh gồm:

  • Ôn bổ hạ nguyên, dưỡng huyết và tư âm: Cho thiên môn (bỏ lõi) 80g và sinh địa 80g vào bình bằng gỗ cây liễu, đổ rượu vào rửa sạch, chưng chín, đem phơi đến khi khô hoàn toàn. Thêm nhân sâm 40g vào, tán thành bột rồi trộn với thịt táo tàu giã nát làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 3 viên uống trước khi ăn.
  • Chăm sóc làn da: Đem hồ ma nhân, thục địa và thiên môn bằng lượng nhau, tán thành bột mịn, sau đó trộn với mật ong, làm thành viên hoàn to bằng hạt long nhãn, mỗi lần dùng 20 viên uống với nước ấm.
  • Trị bệnh tiểu đường: Đem ngũ vị tử, thiên môn và mạch môn bằng lượng nhau, nấu đặc thành cao, sau đó thêm mật ong vào và để dùng dần.
  • Trị phong nhiệt, khát, hư lao và chứng phế nuy: Đem thiên môn (bỏ vỏ và bỏ lõi) nấu chín, sau đó ăn trực tiếp. Hoặc dùng thiên môn phơi khô, tán thành bột mịn, luyện cùng với mật ong và làm thành viên, mỗi lần dùng 20 viên uống cùng với nước trà.
  • Trị mồ hôi trộm, miệng khô, khát, buồn phiền, bứt rứt trong người: Đem miết giáp, sài hồ, bạch thược, ngũ vị tử, thiên môn, thanh hao, mạch môn, ngưu tất và địa cốt bì, các vị bằng lượng nhau, các vị sắc lấy nước uống.
  • Trị sán khí: Nấu ô mai 20g cùng với thiên môn 12g cho kỹ, sau đó dùng nước uống.
  • Trị đau nhức cơ thể do hư lao: Đem thiên môn đông lượng vừa đủ, tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 1 thìa uống cùng với rượu, ngày dùng 3 lần cho đến khi khỏi.
cây thiên môn
Cây thiên môn trị mồ hôi trộm, miệng khô, khát, buồn phiền, bứt rứt trong người
  • Trị chứng phế nuy, tim nóng, miệng khô, ho và khạc ra nhiều đờm: Đem thiên môn (sống) lượng vừa đủ vắt lấy 7 chén nước cốt, sau đó dùng nước cốt nấu với 7 chén rượu, 1 chén mạch nha, tử uyển 60g, làm thành cao, mỗi lần dùng một thìa to bằng quả táo, ngày dùng 3 lần.
  • Trị âm hư hỏa vượng: Phơi khô thiên môn nhục 480g, ngũ vị tử (bỏ hạt) 160g, sau đó nghiền nát và trộn với hồ làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên cùng với nước trà ấm, ngày dùng 3 lần.
  • Trị phong kèm tai ù, cơn đau lan xuống mạn sườn, nôn: Phơi khô thiên môn đông (bỏ lõi) một lượng vừa đủ, sau đó tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 1 thìa uống cùng với rượu, ngày sử dụng khoảng 3 lần.
  • Trịlở miệng lâu ngày không khỏi: Đem huyền sâm, thiên môn đông (bỏ lõi), mạch môn (bỏ lõi), các vị bằng lượng nhau tán thành bột, trộn với mật làm thành viên to bằng hạt long nhãn, mỗi lần ngậm 1 viên.
  • Trịnám da mặt và sạm đen: Trộn thiên môn (dạng bột mịn) với mật ong làm thành viên, mỗi ngày dùng 1 viên hòa với nước để rửa mặt hoặc xát nhẹ trực tiếp lên da.
  • Chữaho gà: Trộn quất hồng và qua lâu nhân mỗi thứ 5g, bạch bộ 10g, mạch môn và thiên môn đông mỗi thứ 12g sắc lấy nước, chia thành 2 lần dùng và uống hết trong ngày.
  • Chữa phế hư, người mệt mỏi, ho nhiều và sốt nhẹ: Nhân sâm 3g, sa sâm 12g, ngũ vị tử 3g, thiên thảo căn, phục linh, nữ trinh tử và bối mẫu mỗi thứ 6g, sơn dược, ngọc trúc và hạnh nhân mỗi thứ 9g, mạch môn 4.5g và thiên môn đông 4.5g tán thành bột mịn, sau đó dùng kèm với nước sắc ngó sen.
  • Chữa đại tiện khó sau khi bị nhiệt bệnh: Đem hạt gai đay, đương quy và huyền sâm mỗi thứ 10g, sinh địa 12g và thiên môn 10g sắc với nước, uống hằng ngày cho đến khi khỏi.
  • Chữaho có đờm và thổ huyết: Đem ngũ vị tử, mạch môn và thiên môn đông, lượng bằng nhau nấu thành cao, sau đó luyện với mật ong làm thành viên uống mỗi ngày 4 – 5g.
  • Bồi bổ tinh khí và nâng cao sức khỏe: Đem sắc thục địa và thiên môn mỗi thứ 10g, nhân sâm 4g với 600ml nước cho đến khi còn lại 200ml và chia thành 3 lần uống, dùng hết trong ngày.
  • Trị chứng ho gà, ho lâu ngày, ho do nhiệt kèm theo đờm đặc: Mạch môn và thiên môn đông mỗi thứ 20g, cam thảo và trần bì mỗi thứ 8g, bạch bộ 12g sắc mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống và dùng sau khi ăn khoảng 1 giờ.
  • Trị chứng táo bón, ngủ kém, vô lực,mụn nhọt,tim loạn nhịp: Dùng bá tử nhân, liên nhục và thảo quyết minh mỗi thứ 12g, đăng tâm thảo và liên tâm mỗi thứ 8g, thiên môn đông 16 sắc uống, dùng sau khi ăn 1 giờ đồng hồ.
  • Chữa ho nhiệt thể mãn tính: Đem tỳ bà diệp, qua lâu nhân, bối mẫu, hạnh nhân và tử uyển, khoản đông hoa, thiên môn đông và tang bạch bì (tẩm mật sao) mỗi thứ 12g sắc uống, ngày dùng 1 thang, đem nước sắc chia thành 3 lần dùng và uống sau khi ăn 1 giờ.
  • Trị chứng lở miệng và lưỡi: Huyền sâm, mạch môn và thiên môn đông (bỏ lõi) mỗi thứ 12g, ngày sắc 1 thang, chia thành 3 lần dùng và uống sau khi ăn 1 giờ.
  • Trịchảy máu camnôn ra máu: Sinh địa và thiên môn đông mỗi thứ 30g, sắc ngày dùng 1 thang, sử dụng hằng ngày cho đến khi khỏi bệnh.

5. Lưu ý gì khi dùng thiên môn đông trị bệnh?

Khi dùng thiên môn đông trị bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Chống chỉ định cho người có đàm ẩm nhưng không có hư hỏa, tỳ vị hư hàn
  • Không ăn cá chép, cá chầy và cá trắm khi đang trong thời gian dùng thuốc

Rễ cây thiên môn là bộ phận được sử dụng trong nhiều bài thuốc Y Học Cổ Truyền chữa bệnh khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần mua dược liệu tại các cơ sở bán thuốc uy tín và nhờ sự tư vấn của bác sĩ, các lương y lành nghề.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.