Vị trí và tác dụng huyệt Ân Môn

Vị trí và tác dụng huyệt Ân Môn

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vị trí và tác dụng huyệt Ân Môn cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Huyệt Ân Môn nằm ngay mặt sau của đùi, dưới nếp mông 6 tấc, có công dụng điều trị hiệu quả các chứng đau vùng lưng và đùi, chữa thoát vị đĩa đệm, chi dưới liệt….

1. Vị trí huyệt Ân Môn nằm ở đâu?

Huyệt Ân Môn (Yìn mén) là huyệt thứ 37 của đường kinh Bàng quang, nằm ở mặt sau của đùi, dưới nếp mông 6 tấc, ở trong khe của cơ bán gân và cơ nhị đầu đùi. Tên huyệt Ân Môn là bởi huyệt nằm ở nơi nhiều (“Ân”) thịt, lại là cửa (“Môn”) nối giữa huyệt Ủy Trung và Thừa Phò.

2. Huyệt Ân Môn tác dụng gì?

Theo y thư và kinh nghiệm dân gian lưu truyền lại, huyệt Ân Môn chuyên chủ trị:

  • Đau nhức vùng thắt lưng, đau lưng do ứ huyết
  • Đau nhức đùi, mông tại chỗ
  • Chi dưới tê bại, bại liệt
  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
  • Đau thần kinh tọa
huyệt Ân Môn
Huyệt Ân Môn cần được xác định chính xác trước khi tác động lên huyệt

3. Cách tác động vào huyệt n Môn

Việc tác động vào các huyệt đạo không chỉ giúp khơi thông kinh mạch, cân bằng khí huyết, thúc đẩy khả năng hồi phục của cơ thể. Với huyệt Ân Môn, thầy thuốc thường tác động vào huyệt vị này bằng liệu pháp châm cứu cổ truyền. Dưới đây là các bước châm cứu Ân Môn huyệt để bệnh nhân tham khảo:

  • Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ châm cứu chuyên dụng
  • Bước 2: Đặt bệnh nhân nằm sấp, xác định vị trí Ân Môn huyệt theo hướng dẫn ở trên
  • Bước 3: Châm thẳng vào huyệt vị, độ sâu khoảng 2-3 thốn. Người bệnh sẽ có cảm giác như có luồng điện giật xuống mông, chân. Thời gian ôn cứu từ 5-10 phút.

Lưu ý: Tùy vào tình trạng và cơ địa của từng người bệnh mà thời gian châm cứu và lộ trình thực hiện cũng sẽ khác nhau. Ngoài cách thức trên, thầy thuốc cũng có thể phối kết hợp với các huyệt vị khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh, ví dụ như:

  • Kết hợp với huyệt Ủy Dương (Bq 39) để trị đau lưng không cúi ngửa được;
  • Kết hợp với huyệt Giáp Tích ở thắt lưng 4-5 giúp trị thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng;
  • Kết hợp với huyệt Thận Du (Bq 23) và Ủy Dương (Bq 39) giúp trị đau lưng không xoay được;

Huyệt Ân Môn là huyệt đạo được giới Y Học Cổ Truyền phương Đông coi trọng vì giúp chữa trị một số bệnh lý vùng lưng hiệu quả, đồng thời điều hòa kinh mạch và lưu thông huyết khí. Các biện pháp như bấm huyệt và châm cứu cũng là những biện pháp được đánh giá cao về mức độ hiệu quả và mức độ an toàn. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan tự thực hiện các phương pháp này mà nên đến các cơ sở y tế ứng dụng Y Học Cổ Truyền để được các bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn hỗ trợ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.