Có nên dùng đông y chữa mụn trứng cá?

Có nên dùng đông y chữa mụn trứng cá?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Có nên dùng đông y chữa mụn trứng cá? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Trong Đông y có một số vị thuốc có thể giúp điều trị mụn trứng cá an toàn và hiệu quả. Vậy chữa mụn trứng cá bằng đông y được không, có thực sự hiệu quả không? Cần lưu ý gì khi dùng đông y trị mụn? Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này thì hãy cùng tiếp tục đọc thêm bài viết dưới đây.

1. Mụn trứng cá theo quan điểm đông y là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Thanh xuân đậu là tên gọi của mụn trứng cá theo quan điểm đông y hay còn gọi là phấn thích. Mụn trứng cá xuất hiện nhiều nhất ở tuổi dậy thì, cả ở nam giới và nữ giới, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hay thời kỳ mang thai. Ở các giai đoạn này, các hormone sinh dục phát triển rõ rệt, mạnh mẽ hơn bình thường làm cho các tuyến bã tăng tiết nhờn trên bề mặt da. Nguyên nhân chủ yếu là do lỗ chân lông bị nhiễm khuẩn. Mụn trứng cá sinh ra là do tuyến chất nhờn tiết ra quá nhiều, kết hợp với các bụi bẩn và cả tế bào da bị chết làm cho lỗ chân lông bít kín, từ đó tạo thành nhân mụn. Nhân mụn sẽ bị nhiễm trùng và tạo nên mụn viêm, mủ là do gặp vi khuẩn thường trú trên bề mặt da. Theo y học cổ truyền, mụn trứng cá được gọi là Phấn thích. Mụn có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, bao gồm cả nam và nữ, nhất là người trong độ tuổi dậy thì. Dù là bệnh ngoài da nhưng nó có liên quan mật thiết đến các cơ quan tạng phủ trong cơ thể.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá theo quan điểm đông y là:

  • Do phong nhiệt nung nấu, tụ kết lại ở Phế kinh, hoặc do nhiệt độc, huyết nhiệt, đàm thấp, huyết ứ,… làm mất cân bằng sinh lý trên da và phát ra ở mặt mũi.
  • Hoặc do ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ sinh ra thấp nhiệt, trường vị không giáng xuống được mà lại đi ngược lên.
  • Hoặc do Tỳ chuyển hóa kém làm cho thấp tà ngưng kết lâu ngày hóa đàm hóa nhiệt ngưng trệ ở bì phu.
  • Đặc biệt, ở tuổi dậy thường nhiệt thịnh, hợp với đàm, nhiệt độc uất kết ở bì phu gây nên bệnh.

Mặt khác, thời tiết nắng nóng hoặc ăn uống đồ nóng, sinh hoạt không hợp lý làm cho tạng phủ tích nhiệt cũng gây ra mụn.

Các thể bệnh của mụn trứng cá:

Bên cạnh đó, Y Học Cổ Truyền chia mụn trứng cá theo các thể bệnh như sau:

  • Thể phế kinh phong nhiệt: Mụn trứng cá nóng, đỏ, hoặc sưng đau, có mụn mủ, hơi ngứa. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch tế sác hoặc phù sác.
  • Thể trường vị thấp nhiệt: Da trơn nhầy, nổi sẩn có mụn mủ kèm táo bón, tiểu vàng đậm, chán ăn, bụng đầy. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.
  • Thể tỳ hư không kiện vận: Mụn kéo dài, sắc da xám, kém tươi nhuận, tái phát nhiều lần, có cục hoặc bọc mủ, mệt mỏi, chán ăn, đại tiện lỏng. Chất lưỡi bệu, rêu trắng, mạch nhu hoạt.
  • Thể can uất huyết ứ: Người hay bực tức dễ nổi nóng, có nhiều loại mụn kết lại thành đám, có những vết sẹo hay vết thâm sau khi hết mụn. Chất lưỡi thâm, rêu mỏng, mạch hoạt sác hoặc huyền sác.

2. Có nên dùng đông y chữa mụn trứng cá?

Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở tuổi thiếu niên và tồn tại cho đến khoảng 30 tuổi. Khoảng 20% người bệnh tiến triển mụn trứng cá nặng và dẫn đến sẹo. Những vết sẹo sau mụn hầu như không thể sửa được. Vì vậy, tìm hiểu và điều trị mụn đúng cách thật sự cần thiết. Theo đông y, mụn trứng các có 2 dạng: Một là tỳ vị ẩm nhiệt, hai là khí huyết uất trệ. Với mỗi dạng khác nhau mà có các bài thuốc thích hợp. Với một số bài thuốc trong đông y, sẽ giúp chữa trị mụn trứng cá một cách an toàn và hiệu quả.

  • Đối với dạng tỳ vị ẩm nhiệt: Ở những người có cơ địa da nhờn, mụn sẽ có màu đỏ hoặc đỏ nhạt, mới đầu mụn nổi lác đác vài mụn, sau đó sẽ tăng nhiều, mụn có đầu đen, có thể nặn ra chất như bã nhờn. Tỳ vị ẩm nhiệt là dạng thường hay gặp nhất, thường có biểu hiện miệng khô, táo bón, lưỡi đỏ. Phương pháp được khuyến cáo điều trị là thanh tiết dịch vị trong trường vị.
  • Đối với dạng khí huyết uất trệ: Mụn mẩn sẽ có màu đỏ hoặc đỏ sẫm. Ở dạng khí huyết uất trệ này, nữ giới ở thời kỳ kinh nguyệt bệnh sẽ nặng hơn, sau thời kỳ kinh nguyệt bệnh sẽ giảm nhẹ. Ở nam giới dạng này sắc mặt sẽ sạm đen hay đỏ tím. Khí huyết uất trệ thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nên phương pháp điều trị là lương huyết thanh phế, hóa ứ lý khí.

Sử dụng thuốc Đông y trị mụn trứng cá mang đến tác dụng khả quan, thế nhưng không thể thấy kết quả ngay trong một thời gian ngắn. Thay vào đó người bệnh cần kiên trì sử dụng một thời gian dài để tình trạng mụn được thuyên giảm.

Theo nghiên cứu, các bài thuốc Đông y chữa mụn trứng cá đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, đẩy khí huyết lưu thông tốt hơn. Từ đó trị mụn từ sâu bên trong, đồng thời giúp da sáng hồng, tươi trẻ hơn.

Không những vậy, thuốc Đông y cũng giúp cân bằng nội tiết tố và điều hòa kinh nguyệt, giảm tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động quá mức khiến dầu thừa trên da tích tụ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, mọc mụn trứng cá.

Mặc dù vậy, thuốc Đông y chỉ mang đến hiệu quả tốt nhất đối với những loại mụn gây ra do cơ địa, nội tiết. Với những trường hợp bị mụn do môi trường, di truyền hay yếu tố khác, thuốc Đông y thường không cho tác dụng nhiều.

Nguyên nhân chữa mụn trứng cá bằng đông y không hiệu quả

Chuyên gia Nhất Nam Y Viện cho biết, thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến các bài thuốc Đông y trị mụn trứng cá không đạt hiệu quả. Cụ thể một số lý do nổi bật là:

  • Kê thuốc không đúng bệnh: Đặc điểm của phương pháp chữa mụn bằng Đông y là cần nắm đúng thể trạng người bệnh, từ đó kê đơn thuốc chính xác. Vì thế nếu xác định sai thể trạng, kê thuốc không đúng bệnh sẽ không mang lại hiệu quả trị mụn như mong đợi. Đây cũng là nguyên nhân vô cùng quan trọng bởi hiện nay có một số thầy thuốc Đông y tay nghề kém nhưng vẫn hành nghề. Điều này khiến người bệnh “tiền mất tật mang” mụn không đỡ nhưng tốn kém chi phí.
  • Chất lượng thuốc không đảm bảo: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc trị mụn không đạt kết quả cao. Theo đó, tuy những loại thảo dược Đông y không quá khó kiếm nhưng dễ bị làm giảm. Thậm chí một số nguyên liệu quý còn bị thay thế, đánh tráo bởi các loại cây cỏ không tên. Từ đó dẫn đến việc trị mụn không hiệu quả. Vì vậy chị em cần cân nhắc thật kỹ, chỉ mua thuốc ở những cơ sở quen thuộc, có tên tuổi để tránh rủi ro.
  • Sử dụng thuốc không đúng cách: Cách sử dụng là yếu tố quyết định hiệu quả mang lại của phương pháp trị mụn bằng Đông y. Chị em cần tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn sử dụng mà thầy thuốc chỉ định, không tự ý tăng liều hay bỏ dở giữa chừng khiến việc trị mụn trở nên khó khăn hơn.

3. Những bài thuốc đông y trị mụn trứng cá

Bài 1: Dành cho những người bị thận âm hư khiến huyết không lưu thông do đó sinh ra mụn trứng cá, để điều trị thể này nên dùng bài thuốc bổ thận âm bao gồm: 20g thục địa, 16g mạch môn, 12g ngưu tất, 12g trạch tả, 12g hoài sơn, 12g đan bì, 12g bạch linh, 8g ngũ vị. Sắc hỗn hợp các vị thuốc với 5 bát nước cho đến khi còn 3 bát, chia làm 3 lần uống trong ngày. Không sử dụng đồ ăn cay nóng khi uống thuốc.

Bài 2: Dành cho những người dương vượng gây hỏa bốc, huyết không lưu thông gây ra mụn trứng cá. Để điều trị thể này cần sử dụng bài thuốc thanh nhiệt, tỏa nhiệt, để lưu thông khí huyết. Bài thuốc bao gồm: 12g bồ công anh, 12g hoàng cầm, 12g kinh giới, 12g chi tử, 12g liên kiều, 4g hoàng liên, 12g huyền sâm, 6g hồng hoa, 12g sinh địa, 4g cam thảo, 3 quả táo. Sắc hỗn hợp với 5 bát nước cho đến khi thành 3 bát, chia làm 3 lần uống trong ngày. Không ăn uống đồ cay nóng khi sử dụng thuốc.

Bài 3: Những người có khí huyết hư sẽ hình thành nội nhiệt gây hỏa bốc dẫn đến mụn nhọt xuất hiện. Bài thuốc bổ khí huyết, điều hòa khí, cân bằng âm dương sẽ giúp điều trị thể này. Bài thuốc bao gồm: 12g đẳng sâm, 12g hoàng kỳ, 12g bạch truật, 12g đan sâm, 6g hồng hoa, 4g cam thảo, 3 quả táo, 12g đương quy, 8g xuyên khung, 12g thục địa, 4g quế nhục. Đem hỗn hợp các vị thuốc trên sắc với 5 bát nước cho đến khi còn 3 bát, chia thành 3 lần uống trong ngày. Không dùng đồ lạnh, đặc biệt là đá lạnh khi uống.

Theo kinh nghiệm dân gian có một bài thuốc nam là lấy khoảng 100g bèo tía rửa sạch, sắc với nửa lít nước cho đến khi còn khoảng 200ml thì uống. Còn phần bã, giã nát sau đó đắp lên mặt trước khi đi ngủ. Hôm sau thức dậy, rửa mặt với nước ấm pha một chút giấm ăn hoặc nước chanh, rồi rửa sạch.

Một phương pháp khác trong đông y đó là xông hơi. Xông hơi là phương pháp kết hợp có tác dụng chữa bệnh của dược liệu cùng với sức nóng của nhiệt, nhiệt và hơi nước làm các lỗ chân lông giãn nở, giãn hệ thống mao mạch từ đó tăng cường hấp thu thuốc tại chỗ, do đó rất hiệu quả trong việc điều trị mụn. Đun nước xông bao gồm các vị thuốc chứa nhiều tinh dầu thơm như: trần bì, hoắc hương, sả, ngải diệp, bạc hà,….

Ngoài ra, điều chỉnh chế độ vệ sinh, sinh hoạt cá nhân cũng như ăn uống cũng giúp giảm mụn nhọt:

  • Không nên bóp nặn mụn, hạn chế rửa mặt bằng dung dịch có chất kiềm.
  • Mát xa mặt bằng cách xoa bóp da mặt nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày theo hình chữ T theo chiều từ trong ra ngoài.
  • Không để ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với mặt, hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, các loại đồ chiên xào, chất cay nóng, các nước uống kích thích. Không nên lo lắng thái quá về bệnh, đi ngủ đúng giờ, điều chỉnh chế độ sinh hoạt điều độ.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước, tránh bị táo bón.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.