Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vị trí và tác dụng huyệt chi câu cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Huyệt Chi Câu là huyệt thứ 6 thuộc Tam tiêu kinh, có xuất xứ từ sách Linh Khu. Khi châm cứu vào huyệt Chi Câu có thể điều trị tích cực táo bón, đau họng, vai, lưng, sườn, ngực,…Việc vận dụng huyệt đạo này vào điều trị một số bệnh là phương pháp chữa bệnh được nhiều bệnh nhân biết đến và sử dụng. Để có thể hiểu rõ hơn về huyệt chi câu trên cơ thể, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Huyệt Chi Câu là gì?
Huyệt Chi Câu được khá nhiều người biết đến với tên gọi khác là Chi cấu hay Phi hổ. Chi Câu là huyệt thứ 6 thuộc Tam tiểu kinh, huyệt Kinh thuộc vào hành Hỏa trong ngũ hành. Huyệt đạo này được đặt tên theo vị trí xuất hiện. Trên cơ thể, huyệt đạo này có hình dạng giống như một lạch nước nhỏ (gọi là câu) bị tách ra, tạo nhánh (chi). Do vậy, huyệt đạo này được y học đặt tên cho là Chi Câu.
Huyệt Chi Câu có vai trò quan trọng và được vận dụng rất rộng rãi trong y học
2. Vị trí của huyệt Chi Câu
Vị trí huyệt Chi Câu tương đối dễ tìm, có thể dễ dàng xác định được. Huyệt nằm ở vị trí ở sau cổ tay 3 tấc, chỗ lõm giữa 2 xương (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy ở khe xương trụ và xương quay, mặt sau cẳng tay, trên huyệt Dương trì 3 tấc.
3. Tác dụng của Huyệt Chi Câu
Về mặt tác dụng, huyệt Chi Câu đã được ghi nhận là huyệt mang đến rất nhiều những công dụng hữu ích cải thiện sức khỏe. Trong đó, những công dụng chính của huyệt đạo Chi Câu này bao gồm:
- Tác dụng làm thanh tâm hỏa
- Tác dụng tuyên khí cơ, giáng nghịch
- Tác dụng tán ứ kết
Về mặt chủ trị, huyệt đạo Chi Câu có có khả năng chủ trị tại chỗ và chủ trị toàn thân. Cụ thể như sau:
- Chủ trị tại chỗ và theo kinh: Khi châm cứu huyệt đạo Chi Câu có thể chủ trị chứng ê nhức ở vùng vai tay, chủ trị chứng đau, khó chịu vùng cổ, cạnh cổ hoặc người bệnh bất ngờ bị khản tiếng.
- Chủ trị toàn thân: Huyệt đạo này có vị trí quan trọng trong việc chủ trị chứng đau tức vùng sườn ngực, đau nhức tại vùng tim hoặc phụ nữ bị hoa mắt sau sinh, chứng sốt nhưng không đổ mồ hôi, váng đầu và chữa trị chứng táo bón.
4. Cách châm cứu huyệt Chi Câu
Huyệt Chi Câu được châm cứu bằng cách: Tiến hành châm kim thẳng với độ sâu khoảng 0,8 tới 1,2 thốn. Thực hiện cứu 3-5 tráng, ôn cứu thời gian từ 5 đến 10 phút.
5. Các huyệt đạo có thể phối hợp với huyệt Chi Câu điều trị một số chứng bệnh khác.
- Phối với huyệt Dương Lăng Tuyên giúp điều trị chứng đau ở bên hông sườn và cơn đau do sỏi mật
- Phối với huyệt Quan Xung để trị chứng đau vai, đau cánh tay
- Phối với huyệt Linh Đạo, Phù Đột, Thiên Song, Khúc Tân để chữa trị chứng mất tiếng đột ngột
- Phối với huyệt Dương Lăng Tuyền, Chương Môn, Ủy Trung giúp trị chứng đau hông do bệnh thương hàn
- Phối với huyệt Đại Lăng và Ngoại Quan trị chứng đau bụng do bị bí kết
- Phối với huyệt Bổ Chi Câu và Túc Tam Lý để trị chứng đại tiện bí
- Phối với huyệt Hợp Cốc, Khí Hải, Dũng Tuyền, Thập Tuyên và Túc Tam Lý để trị chứng thử quyết
- Phối với huyệt Thiên Xu, Đại Hoành và Túc Tam Lý để trị táo bón
- Phối với huyệt Nhũ Căn vị, Đản Trung, Túc Tam Lý và Khí Hải để trị chứng thổ huyết.
Huyệt Chi Câu có rất nhiều tác dụng giúp điều trị nhiều chứng bệnh hiệu quả, cải thiện sức khỏe. Việc phối cùng các huyệt đạo khác trên cơ thể giúp điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Người bệnh nên đến các phòng khám Y Học Cổ Truyền uy tín để thực hiện các liệu trình điều trị đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.