Cây đu đủ có tác dụng gì?

Cây đu đủ có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây đu đủ có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây đu đủ có tên khoa học là Carica. Đây là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến và ngon miệng. Bên cạnh đó, cây đu đủ còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chính vì thế, khi biết được cây đu đủ chữa bệnh gì hay nói chung cây đu đủ có tác dụng gì, mọi người sẽ yêu thích loại trái cây thơm ngon này hơn.

1. Những thành phần dinh dưỡng trong đu đủ

Một quả đu đủ có kích thước trung bình là một nguồn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng lành mạnh khác.

Theo đó, thịt trái đu đủ chín sẽ cung cấp khoảng 120 calo, từ khoảng 30g carbohydrate. Trong đó, 5g bao gồm chất xơ và 18g đường. Chỉ có 2g protein nhưng đu đủ chứa nhiều vitamin, chẳng hạn như folate, vitamin A, magiê, đồng và axit pantothenic cũng như các phức hợp vitamin nhóm B, bao gồm các sắc tố carotenoids (alpha và beta), lutein và zeaxanthin, tocoferol, lycopene và vitamin K. Ngoài ra, đu đủ cũng rất giàu canxi và kali.

2. Cây đu đủ chữa bệnh gì?

2.1. Thị lực

Zeaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong thịt đu đủ, có liên quan đến khả năng duy trì chức năng thị lực bình thường. Thành phần này có thể giúp lọc tia cực tím và bảo vệ các tế bào võng mạc khỏi bị hư hại, đặc biệt là bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

2.2. Bệnh hen suyễn

Beta-carotene cũng có nhiều trong đu đủ và giúp chống lại bệnh hen suyễn khi tiêu thụ với số lượng nhiều.

2.3. Ung thư

Sự phát triển của ung thư cũng bị ức chế khi tiêu thụ beta-carotene nhiều bắt đầu từ khi còn trẻ. Ăn đu đủ như một phần của chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng chứa nhiều trái cây và rau quả có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư đại trực tràng và tuyến tiền liệt.

2.4. Sức khỏe của xương

Vitamin K rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt cho xương và cần bổ sung đủ lượng để cải thiện sự hấp thụ canxi và giảm mất canxi qua đường tiểu. Mức độ thấp làm tăng tỷ lệ gãy xương. Do đó, ăn đu đủ cũng là một cách giúp duy trì xương chắc khỏe.

2.5. Kiểm soát lượng đường

Bệnh nhân tiểu đường có thể nhận nhiều lợi ích từ việc ăn đu đủ do chứa một lượng đường thấp và hàm lượng chất xơ cao trong loại quả này. Theo đó, đu đủ có thể giúp điều chỉnh cấu hình đường huyết và lipid máu của bệnh nhân, cũng như tăng bài tiết insulin, do đó khôi phục chức năng trao đổi chất trở lại bình thường.

2.6. Tiêu hóa

Cây đu đủ chữa bệnh gì liên quan đến đường tiêu hóa? Các vấn đề tiêu hóa cũng được hỗ trợ bằng cách thêm đu đủ trong chế độ ăn uống, vì hoa quả này có chứa papain, một loại enzyme mạnh để làm mềm thịt và giúp ngăn ngừa các triệu chứng do khó tiêu. Hàm lượng chất xơ và nước cao trong loại quả này cũng hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột và giúp điều hòa, làm mềm phân.

cây đu đủ
Cây đu đủ có một số lợi ích với sức khỏe con người

2.7. Bệnh tim

Sự đóng góp đáng kể của chất xơ, chất chống oxy hóa và kali cũng làm cho đu đủ trở nên hấp dẫn hơn đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim. Giảm natri và tăng kali là một trong những thay đổi chế độ ăn uống quan trọng nhất để kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ở động vật, đu đủ cũng đã được chứng minh là chống lại các thụ thể adrenergic alpha và do đó làm giảm huyết áp.

2.8. Chống viêm

Các chất chống oxy hóa và vitamin trong đu đủ cũng ngăn ngừa chứng viêm mãn tính. Ví dụ, hàm lượng choline giúp tăng cường đường dẫn trí nhớ và phát triển cơ bắp. Ngoài ra, thành phần trong đu đủ cũng quan trọng đối với tính toàn vẹn của màng tế bào, dẫn truyền xung thần kinh, hấp thụ chất béo (và do đó hấp thụ vitamin tan trong chất béo) và cho một giấc ngủ ngon.

2.9. Kháng khuẩn

Đu đủ nghiền thậm chí còn rất tốt để chữa lành vết thương trên da và có tác dụng kháng khuẩn, do chứa papain và chymopapain. Chính vì thế, thịt đu đủ có thể được sử dụng như một loại băng ngoài da trị bỏng trong điều kiện sạch sẽ và là thuốc mỡ chứa papain rất hữu ích trong việc điều trị loét da.

2.10. Điều trị sốt xuất huyết

Một bài thuốc phổ biến được mọi người khuyên bệnh nhân sốt xuất huyết là dùng nước lá đu đủ. Theo đó, bệnh sốt xuất huyết do muỗi Aedes bị nhiễm bệnh gây ra, làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu và các chất chiết xuất từ lá đu đủ được biết là giúp tăng số lượng tế bào máu này.

2.11. Chữa đau bụng kinh

Nước ép lá đu đủ có tác dụng kỳ diệu giúp giảm kinh nguyệt và giảm đau. Hơn nữa, uống nước trái cây này cũng làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt là nhờ vào khả năng cân bằng nội tiết tố và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

2.12. Chăm sóc da và tóc

Đu đủ cũng được biết đến là thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe của tóc, do chứa hàm lượng vitamin A, rất quan trọng đối với sự trưởng thành của biểu mô ở tất cả các bộ phận của cơ thể.

Ngoài ra, lượng vitamin C (trong một quả đu đủ trung bình chứa gấp đôi lượng khuyến nghị hàng ngày) cũng rất quan trọng, vì sinh tố này tham gia vào quá trình tổng hợp collagen – cấu trúc cơ bản của da,tóc.

cây đu đủ
Cây đu đủ sẽ phát huy tác dụng khi sử dụng đúng cách

3. Những lưu ý khi sử dụng đu đủ

3.1. Phản ứng phụ

Khi uống: Quả đu đủ là thức ăn thông thường. Chiết xuất lá đu đủ có thể an toàn khi dùng làm thuốc trong tối đa 5 ngày. Tuy nhiên, tác dụng phụ khi ăn đu đủ có thể gây buồn nôn hay nôn ói. Bên cạnh đó, quả đu đủ chưa chín có thể không an toàn do còn chứa mủ đu đủ nhiều enzym gọi là papain. Dùng một lượng lớn papain có thể làm hỏng thực quản.

Khi bôi lên da: Quả đu đủ chín có thể an toàn khi bôi lên da hoặc nướu trong tối đa 10 ngày. Tuy nhiên, đắp quả đu đủ chưa chín lên da có thể không an toàn. Điều này là do quả đu đủ chưa chín có chứa mủ đu đủ, có thể gây kích ứng nghiêm trọng và phản ứng dị ứng ở một số người.

3.2. Các đối tượng cẩn trọng

Mang thai: Quả đu đủ chín được dùng phổ biến trong các món ăn. Trong khi đó, quả đu đủ chưa chín có thể không an toàn khi dùng trong thời kỳ mang thai. Có một số bằng chứng cho thấy papain chưa qua chế biến, một trong những hóa chất được tìm thấy trong quả đu đủ chưa chín, có thể gây ngộ độc cho thai nhi hoặc gây dị tật bẩm sinh.

Dị ứng cao su: Nếu từng bị dị ứng mủ cao su, hãy thận trọng với đu đủ hoặc các sản phẩm có chứa đu đủ do cũng có thể bị dị ứng với đu đủ.

Dị ứng với papain: Đu đủ chín có chứa papain. Nếu từng bị dị ứng với papain, hãy tránh ăn đu đủ chưa chín.

Tóm lại, đu đủ mọc rất rộng rãi ở vùng có khí hậu nhiệt đới. Khi cây đu đủ chín cho trái có hương vị ngọt ngào, màu sắc rực rỡ, cây đu đủ đực cho lá đu đủ cũng có thể đem lại nhiều công dụng hữu ích. Chính vì thế, khi biết cây đu đủ chữa bệnh gì như trên đây, mỗi người có thể mong muốn trồng một cây đu đủ trong vườn nhà ăn thích ăn đu đủ hơn để có được nhiều lợi ích sức khỏe mà một loại trái cây phổ biến này đem đến.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.