Cây tang diệp có tác dụng gì?

Cây tang diệp có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây tang diệp có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Dược liệu tang diệp có tác dụng gì? Vị thuốc tang diệp dùng để chữa bệnh gì? Tang diệp dùng ra sao?…. Cùng Vinmec tìm hiểu rõ hơn về tang diệp, cách sử dụng và công dụng trong bài viết ngay sau đây.

1. Tang diệp là gì?

Tên khoa học: Morus alba L

Tên dược: Cartex Mori.

Tên gọi khác: nham tang, lá dâu tằm

Tang diệp là dược liệu lấy từ lá của cây dâu tằm – cây thân gỗ có chiều cao từ 2-3m. Lá tang diệp mọc so le, hình bầu dục, có lá kém, đầu nhọn hoặc hơi tù. Cuống lá hơi tròn, mép có răng cưa to, từ phần cuống lá toả ra 3 gân rõ.

Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, có từ 3-4 nhị. Hoa cái mọc thành bông, khối hình cầu, có 4 lá đài.

Quả mọc trong các lá đài, khi chín màu đỏ thẫm, đen, có thể ăn được. Quả có thể ăn, ngâm rượu, làm mứt rất thơm ngon.

Tang diệp là cây ưa ẩm, sáng, được trồng nhiều ở các bãi đất trống, cao nguyên… Mùa hoa từ tháng 4-5, mùa quả từ tháng 5-7 hằng nằm. Ở nước ta, lá tang diệp được dùng để làm thuốc và nuôi tằm.

Tang diệp thu hoạch vào mùa thu khi có sương. Để đảm bảo dược liệu tốt nhất khi thu hái tang diệp không chọn lá quá già hoặc quá non. Thu hoạch tang diệp về đem rửa sạch, phơi trong bóng râm để bảo quản tốt nhất.

2. Thành phần hoá học của tang diệp

Dược liệu tang diệp có thành phần hoá học gồm:

  • Tinh dầu;
  • Protein;
  • Carbohydrat;
  • Flavonoid: rutin, quercetin, moracetin (quercetin-3-triglucosid), quercitrin (quercetin 3- rhamnosid), isoquercitrin (quercetin-3- glucosid);
  • Các dẫn chất coumarin: umbeliferon, scopoletin, scopolin;
  • Vitamin B, C, D, caroten;
  • Sterol: β-sitosterol, campesterol, β-sitosterol glycosid, β- ecdyson và inokosterol;
  • Axit hữu cơ: oxalic, malic, tartric, citric, fumaric, palmitic và ester ethyl palmitat.

Các thành phần hoá học của vị thuốc tang diệp có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng trong bào chế dược liệu.

2. Dược liệu tang diệp có công dụng gì?

Tang diệp có nhiều công dụng khác nhau trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại.

2.1. Dược liệu tang diệp trong y học hiện đại

Trong y học hiện đại, dược liệu tang diệp có công dụng chính là:

  • Hạ đường huyết;
  • Giảm mỡ máu.

Ngoài ra, tang diệp còn có công dụng diệt các loại vi khuẩn như:

  • Tụ cầu vàng;
  • Liên cầu khuẩn;
  • Trực khuẩn bạch cầu;
  • Trực khuẩn đại tràng;
  • Xoắn khuẩn;
  • Trực khuẩn mủ xanh,…;

Nhìn chung, dược liệu tang diệp có nhiều công dụng khác nhau trong y học hiện đại.

2.2. Công dụng tang diệp trong y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, tang diệp là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh can và phế. Tang diệp có công dụng như:

  • Giải cảm;
  • Hạ sốt;
  • Long đờm;
  • Giải độc.

Có thể thấy rằng, tang diệp là vị dược liệu có nhiều công dụng khác nhau cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền.

3. Các bài thuốc hay từ tang diệp

Với những công dụng tuyệt vời từ vị thuốc tang diệp, nó được sử dụng nhiều trong các bài thuốc như:

3.1. Tang diệp chữa viêm đường hô hấp

Dược liệu tang diệp có tính hàn, thường được sử dụng trong các bài thuốc trị ho, sốt, viêm phế quản. Để đạt hiệu quả, các thầy thuốc kết hợp tang diệp với các vị thuốc khác gồm:

  • Khổ hạnh;
  • Liên kiều;
  • Bạc hà;
  • Cam thảo;
  • Cát cánh.

Các vị thuốc này đem sắc lấy nước uống ngày 3 lần để đạt hiệu quả điều trị.

3.2. Tang diệp chữa ho khan, đờm ít vàng

Khi bị ho khan, ít đờm, đờm có màu vàng, bạn có thể dùng bài thuốc hay từ tang diệp kết hợp với các vị dược liệu khác gồm:

  • Hạnh nhân;
  • Đạm đậu xị;
  • Vỏ lê;
  • Sa sâm;
  • Sơn chi bì;
  • Thổ bối mẫu.

Các vị thuốc sắc lấy nước uống ngày 3 lần để trị ho khan.

3.3. Trị sưng mắt, đau mắt đo bằng tang diệp

Chuẩn bị tang diệp cùng một số dược liệu khác gồm:

  • Cúc hoa;
  • Quyết minh tử;
  • Sài hồ;
  • Đăng tâm;
  • Xích thược.

Bài thuốc chữa sưng đỏ mắt do phong nhiệt tại kinh can có thể uống 2 lần/ ngày.

3.4. Tang diệp chữa đau đầu hoa mắt

Khi bị đau đầu hoa mắt do vấn đề từ can thận âm hư, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ tang diệp cùng các vị thuốc như:

  • Cúc hoa;
  • Mè đen;
  • Xích bạch thược;
  • Đơn bì;
  • Sài hồ;
  • Đơn sâm.

Các vị thuốc đem sắc uống ngày 3 lần để chữa hoa mắt, chóng mắt.

3.5. Tang diệp chữa ra mồ hôi, đắng miệng, khô lưỡi

Với những trường hợp mắc chứng khô miệng, đắng miệng, lưỡi đỏ rêu nhớt, mô hôi nhiều, ho nhiều đờm, đờm vàng… bạn có thể áp dụng bài thuốc với tang diệp cùng các vị thuốc như:

  • Tỳ bà diệp;
  • Quế chi;
  • Hạnh nhân;
  • Lữ đậu y;
  • Đông qua;
  • Mộc qua;
  • Lô căn;
  • Ý dĩ;
  • Trần bì;
  • Bạch thược;
  • Nam tinh.

Các vị thuốc đem sắc lấy nước uống ngày 2-3 lần để đạt hiệu quả chữa ra mồ hôi, đắng miệng…

4. Lưu ý khi dùng vị thuốc tang diệp

Có thể thấy rằng, tang diệp là vị thuốc có nhiều công dụng trong chữa bệnh. Hơn nữa, tang diệp lại dễ kiếm, dễ tìm. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi dùng tang diệp để chữa bệnh bạn cần chú ý. Những trường hợp có thể trạng hư hàn thì không nên sử dụng. Bởi bản thân tang diệp là vị thuốc có tính hàn.

Trên đây là một số thông tin về vị thuốc tang diệp. Tang diệp (lá dâu) có nhiều công dụng khác nhau với sức khỏe. Tuy nhiên, để sử dụng tang diệp để chữa bệnh bạn cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu còn băn khoăn nào khác về dược liệu tang diệp, hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.