Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây bời lời có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây bời lời hay còn được gọi là bời lời nhớt, bời lời dầu, sơn kê,… có tên khoa học litsea glusinosa, thuộc họ long não lauraceae. Cây bời lời là một vị thuốc có tác dụng làm giảm đau, chữa vết thương bầm giập, sưng tấy, đái tháo đường, viêm vú, viêm tuyến mang tai, ỉa chảy, viêm ruột,… Vậy cây bời lời dùng để làm gì?
1. Đặc điểm cây bời lời
Cây bời lời hay còn có tên gọi khác là bời lời nhớt, bời lời dầu, nhớt mèo, sơn kê tiên, mò nhớt, mạy khảo khinh, sàn cảo thụ. Cây bời lời nhớt thuộc họ long não lauraceae và có tên khoa học là litsea glutinosa C. B. Rob. Cây bời lời nhớt có thể cao tới 10 mét, nhiều dạng, vỏ thân nâu, không vị, không mùi và bên trong có chất nhớt. Đối với trành trưởng thành có hình trụ, nhẵn cành non có cạnh và nhiều lông. Lá bời lời mọc so le với nhau và thường mọc thành cụm ở đầu cành, hơi dai, màu xanh lục đậm, mặt dưới có lông và mặt trên bóng. Kích thước lá thay đổi nhiều, thuôn dài hoặc có hình bầu dục, phía đáy lá nhọn hoặc tròn, đầu nhọn hoặc tù, chiều rộng khoảng 4-10cm và chiều dài 7-20 cm. Cuống lá bời lời nhớt có lông dài khoảng 1,5-5cm. Hoa bời lời mọc thành từ cụm từ 3-6 tán nhỏ trên một cuống chung dài 1-3cm có lông, mỗi cuống hoa dài 2-3cm. Cây bời lời nhớt có quả hình cầu to bằng hạt đậu, đính trên cuống phình ra và màu đen, quả thường mọc vào tháng 7 hoặc tháng 8 hằng năm.
Hiện nay cây bời lời nhớt chưa được trồng nhiều mà chủ yếu mọc hoang, nhiều nhất là ở vùng Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình hoặc Thừa Thiên Huế, một số ít có thể mọc ở vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang. Bên cạnh đó, cây bời lời nhớt còn được tìm thấy ở miền nam Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Campuchia. Cây có thể trồng bằng hạt hoặc dâm cành, sau khoảng 5-6 năm bắt đầu có quả. Người ta dùng gỗ cây bời lời để lấy chất nhầy dùng trong kỹ nghệ làm giấy hoặc làm hương nén. Quả bời lời nhớt được thu hái vào tháng 7-8 hằng năm, đổ ép dầu để nấu xà phòng hoặc làm nến.
2. Cây bời lời dùng để làm gì?
Cây bời lời nhớt có chứa một số thành phần hóa học từ đó giúp tạo thành một vị thuốc quý trong đông y. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể được sử dụng làm dược liệu, đặc biệt là ở vỏ thân có chứa một chất nhầy dính và thường được sử dụng để dính bột giấy hoặc hương thắp. Hạt bời nhời có chứa tới 45% chất dầu béo đông đặc ở nhiệt độ thường, trong đó thành phần chủ yếu của chất dầu béo là olein và laurin. Gỗ non bời lời có chứa một ít tinh dầu nhưng khi cây già thì tỷ lệ tinh dầu giảm đi.
Cây bời lời có tác dụng gì? Một số công dụng của cây bời lời có thể kể đến như:
- Bời lời nhớt có vị nhọt, một chút đắng, tính mát có tác dụng chống viêm, giảm sưng, cầm máu và giảm đau.
- Vỏ bời lời giã nát dùng để đắp lên những nơi da bị bỏng hoặc sưng đau. Một số người dùng cả lá giã nát để đắp.
- Vỏ bời lời còn được sử dụng sắc uống trong điều trị tiêu chảy, lỵ.
- Vỏ bời lời bào thành từng mảnh nhỏ ngâm nước có thể sử dụng bôi đầu cho tóc bóng và mượt.
- Dầu bời lời nhớt dùng để làm sáp và điều chế xà phòng.
- Gỗ bời lời nhớt khá rắn nhưng mịn, bảo quản tốt có thể sử dụng làm các đồ dùng trong gia đình.
- Điều trị thiên đầu thống: sử dụng 30 gram lá hoặc vỏ bời lời, 10 gram bạch chỉ và 5 gram cam thảo để nấu sắc uống. Hoặc có thể thay thế bằng cách dùng 16 gram lá khô sắc uống trong ngày.
- Đầy hơi ợ chua và ợ hơi trướng bụng: sử dụng lá bời lời tươi, đốt và tán thành bột để pha uống.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng cây bời lời hay bất kỳ vị thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Y Học Cổ Truyền. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời khi bạn gặp phải tác dụng phụ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.