Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp thuộc chứng bệnh cơ khớp, nằm trong phạm vi chứng tý của y học cổ truyền. Không chỉ y học hiện đại mà đông y trị viêm khớp dạng thấp cũng rất hiệu quả. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y thường dùng các bài thuốc cổ phương hoặc chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam theo kinh nghiệm dân gian truyền lại.
1. Thuốc đông y trị viêm khớp dạng thấp
Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, y học cổ truyền phân viêm khớp dạng thấp làm 4 thể bệnh khác nhau: thể phong thấp, thể hàn thấp, thể phong thấp nhiệt, thể can thận hư. Mỗi thể bệnh có biểu hiện lâm sàng khác nhau tương ứng với những phương thuốc điều trị khác nhau.
1.1. Thể phong thấp tý
Đặc điểm lâm sàng: các khớp sưng đau, vận động đi lại khó khăn, người nặng nề kèm theo đau nhiều phần dưới, cử động co duỗi khó khăn. Tính chất đau di chuyển, hay gặp ở các khớp nhỏ và nhỡ, đau kèm theo cảm giác tê bì.
Đông y trị viêm khớp dạng thấp thể phong thấp tý nên dùng bài Độc hoạt tang ký sinh gia giảm (bài thuốc chuyên dùng cho những bệnh nhân bị đau từ vùng thắt lưng trở xuống): sinh địa 20g; đương quy, xuyên khung, xích thược, quế chi, phục linh mỗi loại 14g; nhân sâm 12g, độc hoạt, phòng phong 8g; tế tân cam thảo 6g; tần giao 10g và đại táo 3 quả. Đem sắc uống ngày một thang thuốc.
1.2. Thể hàn thấp.
Triệu chứng: bệnh nhân bị đau nhiều các khớp kèm theo dấu hiệu cứng khớp buổi sáng, đau tăng khi thời tiết lạnh ẩm, chườm ấm đỡ đau. Các khớp đau cố định, cảm giác nặng nề, ít di chuyển, chỗ đau ít sưng nề.
Phương điều trị: dùng Quyên tý thang gia giảm như: đương quy, xích thược, xuyên khung, hoàn kỳ mỗi vị 14g; phòng phong, khương hoạt 10g; khương hoàng, quế chi, trần bì 12g, cam thảo 6g cùng đại táo. Đem sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài ra, cũng có thể dùng bài Can khương thương truật thang gia giảm.
1.3. Thể phong thấp nhiệt
Thể bệnh này tương ứng với đợt tiến triển của viêm khớp dạng thấp điển hình. Đặc điểm đặc trưng là các khớp có sưng nóng đỏ đau, đau có tính chất đối xứng, thích mát, thích chườm lạnh, mặt đỏ có thể phát sốt.
Bài thuốc đông y chữa viêm khớp dạng thấp thể này nên dùng Cửu vị khương hoạt thang gia giảm: xuyên khung, đương quy, bạch chỉ mỗi vị 14g; sinh địa 20g; thương truật, thông bạch, sinh khương 12g; khương hoạt 8g, phòng phong 10g; tế tân 6g với cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hoặc có thể dùng bài Bạch hổ quế chi thang gia giảm.
1.4. Thể can thận hư
Thể này chính là dạng viêm khớp dạng thấp kéo dài có kèm triệu chứng teo cơ, dính khớp. Bệnh nhân bị bệnh lâu ngày, khớp đau không cố định (mỗi lúc thấy đau những vị trí khác nhau). Các khớp bị sưng nề nhiều, biến dạng, vận động khớp khó khăn, cứng khớp và teo cơ. Chân tay thường xuyên có cảm giác tê bì, mặt sạm đen có thể phù.
Phương nên dùng: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm hoặc có thể dùng đối pháp lập phương gia giảm theo triệu chứng bệnh.
2. Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam
Đông y trị viêm khớp dạng thấp không chỉ sử dụng những bài thuốc cổ phương mà còn có rất nhiều vị thuốc, bài thuốc nam dân gian cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Một số vị thuốc có thể kế đến như ngải cứu, lá lốt, gừng, bột quế hay thực phẩm như cà tím, đu đủ…
Ngải cứu:
Cách dùng: có rất nhiều cách sử dụng ngải cứu để làm giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đơn giản nhất là có thể dùng ngải cứu tươi rang với muối hoặc xao ngải với rượu gạo rồi dùng ngải đó đắp hay chườm lên các vị trí khớp bị viêm để giúp tăng lưu thông tuần hoàn mạch máu tại khớp, tác dụng giảm đau rất tốt (lưu ý nên dùng khi ngải còn ấm). Ngoài ra, có thể dùng ngải cứu để làm thuốc ngâm chân hoặc sử dụng kết hợp với đá muối himalaya xông chân. Sự kết hợp này không những tốt cho xương khớp mà còn hỗ trợ cải thiện tuần hoàn tim mạch, hay kê gia giảm trong bài thuốc cổ phương.
Nếu ai đã từng điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y có sử dụng phương pháp châm cứu kết hợp dùng thuốc sẽ biết đến điếu ngải. Điếu ngải bản chất cũng được làm từ ngải cứu được sử dụng kết hợp với châm hoặc đốt nóng hơ trực tiếp lên huyệt để kích thích vào huyệt, từ đó giảm đau cho bệnh nhân.
Ngải cứu có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị khác để tăng hiệu quả điều trị.
Lá lốt:
Lá lốt là một trong những vị thuốc dân gian được sử dụng khá phổ biến. Theo đông y, lá lốt có vị hơi cay, tính ấm, tác dụng ôn trung tán hàn. Theo y học hiện đại, lá lốt có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau rất tốt. Lá lốt có thể dùng tươi hoặc khô. Lá lốt nên sử dụng cả cây sẽ tốt hơn.
Cách dùng có thể nấu lá tươi với nước rồi uống bỏ bã, sử dụng ngày 2 lần sau ăn. Hoặc có thể dùng làm thuốc ngâm rượu hay ngâm chân độc vị, hoặc dùng chung với địa liền, ngải cứu, gừng, muối cũng cho hiệu quả giảm đau rất tốt.
Gừng:
Gừng là một vị thuốc rất gần gũi với đời sống hàng ngày. Gừng có vị cay, tính ấm. Ngoài việc giải cảm, trị nôn, ngâm chân bằng gừng kết hợp với muối mỗi tối trước khi đi ngủ không những giảm triệu chứng bệnh xương khớp, mà còn giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn mạch máu trong cơ thể, cho giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc.
Quế:
Quế có vị cay ngọt, tính ấm. Cũng tương tự như gừng, quế có thể sử dụng ngâm chân, được sử dụng trong các bài thuốc gia giảm hoặc pha nước uống trực tiếp cũng cho hiệu quả điều trị rất tốt.
Lá chìa vôi:
Theo đông y nói, lá chìa vôi nằm trong nhóm các dược liệu giúp thông kinh hoạt lạc, giải độc kháng khuẩn và tiêu thũng. Lá chìa vôi có thể được dùng để làm giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp bằng cách dùng lá tươi nghiền nát sao khô với muối trắng rồi đem chườm lên các khớp bị đau. Hoặc có thể dùng sắc uống chung với một số vị thuốc khác như cỏ xước, dền gai, cây tầm gửi…
Nói chung, sử dụng đông y trị viêm khớp dạng thấp là một phương pháp điều trị khá an toàn, hiệu quả. Thuốc đông y chữa viêm khớp dạng thấp có thể là các vị thuốc nam hoặc các bài cổ phương. Thuốc không thể tự ý sử dụng do mỗi bệnh nhân, mỗi tình trạng bệnh lại có những phương thuốc điều trị khác nhau. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp khi có dấu hiệu bị bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.