Cây lấu có tác dụng gì?

Cây lấu có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây lấu có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây lấu đỏ là một loại cây thuộc họ cà phê, thường mọc tự nhiên với nhiều bộ phận được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Cây lấy có tác dụng gì? Một số tác dụng điển hình của cây lấu như thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ,… Ngoài ra, cây lấu còn là vị thuốc điều trị tiêu chảy, mụn nhọt, thương hàn, bạch hầu và băng huyết.

1. Thông tin về cây lấu

Cây lấu hay còn được gọi là cây lấu đỏ, lấu bà, bầu giác, bồ giác, cây chạo, lá tản,… Lấu đỏ thuộc họ cà phê và có tên khoa học là Psychotria rubra Poir. Đây là một loại thảo dược có tính mát vị đắng xuất hiện nhiều tại các khu vực rừng thưa, là một loại cây được ông cha ta biết đến từ lâu đời với nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Cây lấu thường được phân bố tại các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản,… Tại Việt Nam, cây lấu đỏ thường mọc ở các nơi rừng thưa như Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn hay Bắc Thái.

Cây lấu là cây thân gỗ nhỏ có chiều cao khoảng 1 mét – 9 mét, thân nhẵn. Lá lấu đỏ mọc đối xứng nhau có hình trứng thuôn dài phía gốc và nhọn phần mũi. Chiều dài lá lấu đỏ tầm 8-20cm và chiều rộng từ 2-7,5 cm. Lá lấu đỏ có màu nâu lục hoặc màu lục, đôi khi mặt trên của lá có xuất hiện màu nâu đỏ. Hoa lấu nhỏ có hình chuông phía trong tràng, màu trắng và thường nỏ hoa vào tháng 5 đến tháng 7 hằng năm. Quả lấu có dạng quả hạch hình bầu dục mang theo đài hoa, dài khoảng 5-7mm, màu đỏ chứa 2 hạch phẳng lồi trong chứa 2 hạt màu đen.

cây lấu
Cây lấu hay còn được gọi là cây lấu đỏ, lấu bà, bầu giác, bồ giác, cây chạo, lá tản,…

2. Công dụng cây lấu đỏ

Cây lấu là một trong những vị thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý. Trong đó, rễ và lá là hai bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu, có thể thu hoạch quanh năm. Sau khi thu hoạch về sẽ tiến hành rửa sạch rồi đem thái nhỏ phơi khô. Một số phần lá có thể sử dụng tươi, đồng thời bảo quản dược liệu tại nơi khô ráo, thoáng mát để tránh nấm mộc hoặc côn trùng cắn. Lá lấu đỏ có thể sử dụng ngay sau khi hái về, đối với rễ lấu cần được bảo quản trong điều kiện thích hợp không có bất kỳ tình trạng hư hỏng nào thì vẫn có thể dùng được.

Thuốc lấu đỏ có vị đắng tình mát, vì vậy có thể được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý như:

  • Điều trị tiêu chảy
  • Chứng mụn lở chảy nước từ men sứa
  • Bệnh bạch hầu
  • Điều trị thương hàn
  • Chữa vết thương chảy máu
  • Băng huyết, bạch đới
  • Tiểu ra máu
  • Sốt rét, sâu răng, đau răng
  • Thấp khớp, đau lưng, đau khớp
cây lấu
Cây lấu có khả năng điều trị tiêu chảy

3. Một số bài thuốc từ cây lấu đỏ

Một số bài thuốc điều trị bệnh có sử dụng cây lấu đỏ làm vị thuốc như:

  • Điều trị tiêu chảy: Sử dụng lá lấu cùng với lá sim hay củ nâu, mỗi vị một nắm sắc với nước uống.
  • Điều trị bạch hầu: nếu trẻ dưới 1 tuổi thì lấy 35 gram lá lấu, từ 1-3 tuổi dùng 70 gram lá lấu, trẻ 4-5 tuổi sử dụng 90 gram lá lấu và 6-10 tuổi thì lấy 150 gram lá lấu. Sau khi rửa sạch lá thì đem sắc cùng với nước và sau đó chia làm 4 lần uống.
  • Điều trị thương hàn: sử dụng rễ khô và lá lấu đỏ tán thành bột, người lớn sử dụng một lượng lá lấu từ 2-3 gram và đối với trẻ em là 0,5 gram ngày uống 3 lần.
  • Chữa vết thương chảy máu: các vị thuốc gồm có rễ lấu đỏ, rễ sâm đại hành và vỏ cây me với một lượng bằng nhau. Đem các nguyên liệu khô trên tán nhỏ, rây thành bột mịn rồi đem rắc vào vết thương hàng ngày.
  • Chữa băng huyết và bạch đới: chuẩn bị lá lấu tươi 20 gram, lá huyết du và lá tiết dê mỗi loại 16 gram. Đem rửa sạch rồi giã nát các nguyên liệu trên, sau đó thêm nước vào gạn lấy nước uống.
  • Chứng tiểu ra máu: các vị thuốc gồm có lá lấu đỏ 16 gram, rễ cây ráng 12 gram, lá tiết dê 10 gram và ngũ bội tử 4 gram. Lấy toàn bộ dược liệu tươi sau đó rửa sạch rồi giã nát thêm nước vào và lấy phần nước uống.
  • Trị sốt rét: chuẩn bị lá lấu đỏ và lá na mỗi loại 40 gram, vỏ cây giòn 30 gram và lá thường sơn 20 gram. Đem toàn bộ vị thuốc trên thái nhỏ rồi phơi khôi, sao vàng và hạ thổ sắc cùng với nước để uống.
  • Điều trị đau răng: lấy 50 gram lá lấu đỏ sắc với nước, cô đặc rồi ngậm.
  • Điều trị tiêu chảy do lạnh bụng: chuẩn bị 20 gram lá lấu đỏ và 30 gram lá sim hoặc lá củ nâu. Đem các vị thuốc trên rửa sạch rồi sắc cùng với nước uống.
  • Trị mụn lở chảy nước từ men sứa: lấy lá lấu đỏ nấu với nước, sử dụng nước đó để rửa rồi rắc bột lá lấu khô khi ráo mủ gom miệng.

Tóm lại cây lấu là một loại dược liệu được áp dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng dược liệu này, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Y Học Cổ Truyền để được tư vấn. Bên cạnh đó, cần tăng cường vận động để nâng cao sức khỏe, cũng như giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể được tốt hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.