Huyệt địa cơ trị tiểu đường

Huyệt địa cơ trị tiểu đường

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Huyệt địa cơ trị tiểu đường cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Huyệt địa cơ có mối liên hệ với tỳ vị nên khi tác động vào huyệt có tác dụng trong điều trị tiểu đường. Điều quan trọng là cần bấm đúng huyệt, tuân thủ thời gian bấm huyệt trong ngày và duy trì hàng ngày để đạt hiệu quả nhanh nhất.

1. Huyệt địa cơ là gì?

Huyệt địa cơ còn được gọi là huyệt tỳ xá, địa nghĩa là chân, cơ là cơ năng, huyệt nằm ở vùng chân, có cơ năng kiện tỳ lợi thấp, làm tăng độ linh hoạt của khớp gối. Huyệt địa cơ thuộc kinh giáp ất, là huyệt thứ 8 và là huyệt khích của kinh Tỳ.

2. Huyệt địa cơ chữa bệnh tiểu đường?

Huyệt địa cơ đối với người bị cao huyết áp hoặc bệnh tiểu đường khi chạm vào sẽ cảm thấy rất đau, thậm chí đau nhói đến mức không chịu đựng được. Khi bấm huyệt mà cảm giác càng đau thì tình trạng bệnh càng nặng.

Huyệt địa cơ có mối liên hệ chặt chẽ với lách và dạ dày, bấm huyệt này có thể giúp điều trị các bệnh như viêm tuyến tụy mạn tính, bệnh tiểu đường…

3. Cách xác định huyệt địa cơ

Vị trí huyệt địa cơ nằm ở dưới đường khớp ngang đầu gối 5 thốn, ở sát bờ sau – trong xương chày, dưới huyệt âm lăng tuyền 3 thốn.

Theo giải phẫu, vùng dưới da tại vị trí huyệt là bờ sau-trong xương chày, nơi bám của cơ sinh đôi trong, cơ dép, cơ cẳng chân sau, cơ gấp dài các ngón chân. Thần kinh vận động là các nhánh của dây thần kinh chày sau, vùng da tại vị trí huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.

Huyệt địa cơ trị tiểu đường
Huyệt địa cơ cần được xác định vị trí chính xác

4. Tác dụng huyệt địa cơ

Huyệt địa cơ có tác dụng hòa tỳ, lý huyết, điều bào cung, chủ trị trong nhiều loại bệnh lý như tức bụng, căng tức sườn, không muốn ăn, đau lưng, đái khó, rối loạn kinh nguyệt, trưng hà, di mộng tinh, viêm đại tràng cấp, phù thũng.

5. Cách tác động vào huyệt địa cơ

Huyệt địa cơ có hai cách tác động chính là bấm huyệt và châm cứu, chúng được thực hiện như sau:

  • Bấm huyệt địa cơ: Dùng ngón tay bấm lực tương đối mạnh, ấn sâu vào chạm xương, giữ tay trong 10 giây rồi thả ra 5 giây rồi bấm tiếp, thực hiện đều theo nhịp trong vòng 5 – 10 phút. Hoặc dùng gót chân chà lên huyệt địa cơ vào buổi sáng khi vừa thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, với người mắc bệnh tiểu đường nặng nên bấm huyệt hoặc chà bằng gót chân 100 cái/ngày, thực hiện đều đặn không chỉ giúp chữa bệnh tiểu đường mà còn có thể hạ đường huyết, giảm đau bụng, giảm tiêu chảy v.v.
  • Châm cứu huyệt địa cơ: Người bệnh nằm ở tư thế thoải mái, xác định vị trí huyệt địa cơ, châm sâu 0.5 – 1.5 tấc, cứu 3 – 5 tráng, ôn cứu 5 – 10 phút.
Huyệt địa cơ trị tiểu đường
Huyệt địa cơ cần được tác động theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc

6. Phối huyệt địa cơ và các huyệt khác trong điều trị bệnh

Huyệt địa cơ có thể phối hợp với nhiều huyệt khác trong điều trị bệnh như:

  • Phối với huyệt xung môn (Ty 12) nhằm điều trị sán khí thể âm
  • Phối với huyệt tiểu trường du (Bq 27), huyệt thủy phân (Nh 9), huyệt âm lăng tuyền (Ty 9), huyệt u môn (Th 21) trong điều trị chứng khó nuốt
  • Phối với huyệt huyết hải (Ty 10) trong điều trị rối loạn kinh nguyệt
  • Phối với huyệt trung cực (Nh 3), huyệt thận du (Bq 23), huyệt tam âm giao (Ty 6) trong điều trị đau bụng kinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.