Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Các công dụng của cây rẻ quạt cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây rẻ quạt là một loại dược liệu chữa bệnh rất phổ biến, bộ phận dùng bao gồm lá, củ và rễ. Rẻ quạt mọc khá nhiều trong vườn nhà nhưng không nhiều người biết đến tác dụng cây rẻ quạt. Vậy công dụng của cây rẻ quạt là gì?
1. Đặc điểm của cây rẻ quạt
Cây rẻ quạt còn có những tên gọi khác như xạ can hay lưỡi đồng… Tên khoa học là Belamcanda sinensis DC, thuộc chi lay ơn với đặc điểm nổi bật là phần lá mọc bó với nhau từ gốc đến ngọn. Rẻ quạt có xuất xứ ở miền Bắc Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng đã được du nhập về Việt Nam từ rất lâu đời.
Các đặc điểm hình thái của cây rẻ quạt:
- Thuộc dạng cây thân thảo với chiều cao trung bình khoảng nửa mét;
- Lá cây rẻ quạt thuộc dạng lá mảnh dẻ, tán rộng từ 1 đến 3cm, chiều dài có thể lên đến 25cm. Đặc điểm nổi bật là lá mọc xen kẽ lẫn nhau tạo thành một bản lá dài phẳng, xòe ra giống hình rẻ quạt;
- Hoa cây rẻ quạt mọc thành cụm trên đầu ngọn cây. Mỗi cụm hoa có 6 mảnh hoa nhỏ, màu vàng cam và xen kẽ các đốm đỏ;
- Quả có dạng hình trứng, màu hơi đen.
Cây rẻ quạt thường mọc hoang dại, phổ biến ở các vùng ven rừng, ven sông, đồi núi thấp. Tại Việt Nam, rẻ quạt xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Hà Nội hoặc ở một số tỉnh miền Nam như Cần Thơ, Cà Mau…
Cây rẻ quạt được thu hái quanh năm, chủ yếu là lấy lá, thân và rễ cây để làm dược liệu chữa bệnh. Khi hái, người dân sẽ cắt phần lá và rễ cây, sau đó đem rửa sạch để loại bỏ đất cát và ngâm qua nước vo gạo khoảng 1 ngày đêm để loại bỏ độc tố. Cuối cùng, người dân tiến hành thái mỏng để phơi khô và bảo quản dùng dần.
2. Thành phần của cây rẻ quạt
Công dụng của cây rẻ quạt có được là nhờ các thành phần hóa học trong cây, bao gồm glucozit, iridium, tectoridin. Các chất này tập trung ở thân và rễ cây, có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh viêm họng, đau họng, ho đờm, viêm amidan…
Ngoài ra, dược liệu cây rẻ quạt chứa còn chứa rất nhiều hợp chất khác nhau như belamcandin, tectorigenin, tectoridin, irigenin, methyl Irisolidone, iridian, iris florentin, noririsflorentin, muningin…
3. Cây rẻ quạt có tác dụng gì?
Rẻ quạt là loại cây có vị đắng, tính hàn và độc. Do đó, tác dụng cây rẻ quạt khi vào cơ thể là tiêu viêm, hóa đờm, chữa đau họng và tẩy tiêu hóa. Đồng thời, tác dụng của cây rẻ quạt còn bao gồm tiêu diệt các loại nấm da, diệt vi khuẩn và vi rút ngoài ra và trong có thể.
3.1. Tác dụng cây rẻ quạt chữa viêm họng
Thành phần rẻ quạt bao gồm các chất kháng viêm hiệu quả, do đó nó được ứng dụng để đặc trị các bệnh viêm họng, đau rát họng… Việc sử dụng các loại kháng sinh, kháng viêm thông thường có thể gây hại cho cơ thể, đặc biệt khi dùng kéo dài. Do đó, người bệnh hãy tận dụng các dược liệu tự nhiên như cây rẻ quạt, vì vừa hiệu quả lại vừa an toàn cho sức khỏe
Người bệnh lấy khoảng 7g lá cây rẻ quạt, đem sấy khô rồi lấy nấu nước uống chia đều 2-4 lần trong ngày. Bên cạnh đó, người bệnh có thể giã nát phần lá cây rồi đem pha với nước và lọc lấy phần nước cốt để uống. Tuy nhiên, nước lá rẻ quạt tươi có thể hơi khó uống nên bệnh nhân cần kiên trì sử dụng đều đặn, tránh tình trạng bỏ ngang
3.2. Trị viêm họng hạt
Viêm họng hạt là bệnh lý gây viêm họng, hầu họng và amidan kéo dài, khiến họng phình to và hình thành nên các hạt kích thước to nhỏ không đều, hệ quả là người bệnh khó chịu và thường xuyên đau rát cổ họng.
Bệnh viêm họng hạt không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư vòm họng. Mặc dù có nhiều phác đồ điều trị theo Y Học Hiện Đại nhưng vẫn có không ít bệnh nhân đáp ứng kém với thuốc thông thường. Tuy nhiên, cây rẻ quạt có từ tự nhiên đôi khi có thể lại đem lại những công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh lý này.
Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ cây rẻ quạt như sau:
- Lấy rễ cây rửa sạch, sau đó nướng chín rồi đem giã nát chung với khoảng 20g muối tinh;
- Bỏ hỗn hợp vào một chiếc bình rồi đậy kín lại;
- Mỗi ngày lấy khoảng 1g rồi ngậm, nhai lấy nước;
- Kiên trì sử dụng khoảng 1 tuần sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.
3.3. Công dụng của cây rẻ quạt trị viêm yết hầu
Triệu chứng của viêm yết hầu là sưng nóng đỏ đau ở phần yết hầu dưới cổ, khiến người bệnh khàn giọng hoặc không nói được. Viêm yết hầu khiến người bệnh khó chịu và có thể gây nhiều biến chứng phức tạp khó lường. Bài thuốc từ cây rẻ quạt có thể dùng như sau:
- Lấy khoảng 10g cây rẻ quạt khô, 10g mỗi vị kim ngân hoa, bạc hà, cam thảo cùng ngưu bàng tử;
- Cho các nguyên liệu trên vào nồi nấu chung với 500ml nước;
- Đun cho nước cạn còn 200ml;
- Chia nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày, chú ý giữ nước luôn ấm để đem lại hiệu quả tốt hơn;
- Thời điểm sử dụng tốt nhất là sau ăn sáng và sau ăn tối. Lưu ý người bệnh phải kiên trì thì thuốc mới đem lại hiệu quả thật sự.
3.4. Tác dụng cây rẻ quạt trị chứng ho kéo dài
Bài thuốc số 1:
- Nguyên liệu: Rẻ quạt, bán hạ, khoản đông hoa, sinh khương, tử uyển và đại táo mỗi vị 15g cùng với ngũ vị tử, ma hoàng, tế tân mỗi vị 5g;
- Đem các nguyên liệu cho vào nồi, nấu chung với 3 bát nước nhỏ, đun đến khi còn 1 bát thì dừng;
- Dùng uống nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc thứ 2:
- Nguyên liệu: Rễ cây rẻ quạt phơi khô, cam thảo, hạt đậu chiêu đem sao vàng, rồi cho thêm 10g sài đất khô;
- Lấy các nguyên liệu này đun với khoảng 200ml nước, đến khi còn 1⁄2 thì ngưng và để uống trong ngày.
3.5. Cây rẻ quạt trị hen suyễn trẻ em
Theo kinh nghiệm dân gian, tác dụng cây rẻ quạt trong chữa bệnh hen suyễn trẻ em là rất tốt. Mỗi khi trẻ ho, hen, khó thở, cha mẹ có thể dùng bài thuốc sau:
- Nguyên liệu: Rẻ quạt, khoản đông hoa, gừng tươi, ma hoàng mỗi loại 5g, bán hạ chế tử uyển 4g;
- Đem các nguyên liệu đi sao vàng. Sau đó đun cùng với 3 bát nước, đun đến khi còn 1 bát thì dừng;
- Để hỗn hợp nước dược liệu trên uống trong ngày. Người bệnh cần kiên trì sử dụng trong 1 tháng sẽ thấy bệnh tình đỡ rất nhiều.
3.6. Tác dụng cây rẻ quạt trong một số bệnh khác
- Tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú: Dùng lá cây rẻ quạt phơi khô, đem nấu nước uống. Phần bã còn lại đem đắp vào ngực giúp chữa bệnh rất tốt;
- Trị chứng tiểu khó: Uống trà từ lá cây rẻ quạt giúp thông tiểu, đào thải nước tiểu ra cơ thể nhanh chóng;
- Rẻ quạt chữa quai bị: Uống nước nấu từ dược liệu rẻ quạt khô, phần bã cây đắp lên chỗ bị quai bị.
4. Những ai cần sử dụng cây rẻ quạt?
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra cực kỳ phức tạp, đặc biệt là ô nhiễm bầu không khí. Hệ quả là con người dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp bên cạnh suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, đau họng… trên thực tế vẫn chưa có thuốc đặc trị. Việc sử dụng, lạm dụng kháng sinh khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, còn gì tuyệt vời hơn khi có một loại dược liệu tự nhiên giúp cơ thể chữa lành các bệnh phải dùng kháng sinh với ưu điểm cực kỳ an toàn như cây rẻ quạt.
Những đối tượng nên sử dụng cây rẻ quạt bao gồm:
- Phụ nữ bị tắc tia sữa;
- Trẻ em hen suyễn lâu ngày không khỏi;
- Người ho kéo dài;.
- Người bị bí tiểu, phù thũng;
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây rẻ quạt thể lọc sạch không khí cao gấp nhiều lần so với các loài cây khác. Do đó, việc sở hữu cây rẻ quạt trong vườn hoặc trong chậu vừa đem lại môi trường không khí sạch sẽ, tốt cho sức khỏe, vừa có thể áp dụng các bài thuốc từ cây rẻ quạt để chữa bệnh hiệu quả.
5. Có nên dùng cây rẻ quạt tươi không?
Rẻ quạt có một hàm lượng độc nhỏ trong cây, nếu không dùng cẩn thận hoặc bệnh nhân có cơ thể yếu có thể bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi dùng rẻ quạt tươi, gần như các chất nhựa, độc sẽ được đào thải trong quá trình sơ chế ban đầu. Vì vậy khi sơ chế, cây rẻ quạt cần được ngâm qua nước vo gạo để loại bỏ độc tố, đồng thời phơi khô sẽ giúp việc sử dụng đạt tối ưu nhất. Nhưng nhìn chung, cây rẻ quạt nên dùng ở dạng khô sẽ tốt và an toàn hơn nhiều so với dạng tươi.
Dược liệu cây rẻ quạt có thể được sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc đắp, ngậm. Liều dùng trung bình là khoảng 6 – 10g dược liệu khô mỗi ngày sắc nước uống hoặc giã nhỏ 10 – 20g thân, rễ tươi.
Như vậy, cây rẻ quạt là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Trong Y Học Cổ Truyền, dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh viêm, hóa đờm, chữa đau họng và tẩy tiêu hóa….Tuy nhiên phương pháp điều trị nào cũng có những tác dụng phụ đi kèm nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng trong điều trị bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.