Cây bướm bạc có tác dụng gì?

Cây bướm bạc có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây bướm bạc có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Trong Y Học Cổ Truyền, cây bướm bạc là vị thuốc có tính mát, vị hơi ngọt, quy vào kinh Can, Phế, Tâm và có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, khai uất, lương huyết… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về công dụng của cây bướm bạc trong điều trị bệnh.

1. Đặc điểm cây

Cây Bướm bạc còn được gọi là cây bướm trắng, bướm bướm, hoa bướm, có tên khoa học là Herba Mussaenda pubescens – thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Loại thực vật này có những đặc điểm như sau:

  • Bướm bạc thuốc loại cây nhỏ có chiều cao từ 1 – 2m, mọc trờn và cành cây chứa lông mịn;
  • Lá cây mọc đối, mặt trên có màu xanh lục sẫm, mặt dưới đôi khi có những lông tơ mịn;
  • Hoa mọc thành cụm hình xim ở đầu cành. Hoa màu vàng và lá đài phát triển thành từng mảng màu trắng;
  • Quả cây hình cầu chứa hạt nhỏ đen bên trong, khi vò quả mạnh có xuất hiện chất dính.

Rễ, thân và hoa cây là bộ phận được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh. Trong đó, thân và rễ cây được thu hái quanh năm, hoa cây được thu hái vào tháng 6 – 7 hàng năm. Dược liệu sau khi thu hái có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô. Đối với dược liệu khô cần rửa sạch nguyên liệu vừa thu hoạch được, sau đó đem sấy khô hoặc phơi khô. Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng và đóng gói kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

Cây bướm bạc
Cây bướm bạc là một loại dược liệu có thể làm thuốc chữa bệnh

2. Tác dụng của cây bướm bạc

Cây Bướm bạc có tác dụng gì trong điều trị bệnh?” Theo đó, nghiên cứu từ các nhà khoa học đã chứng minh rằng cây Bướm bạc chứa các hoạt chất axit amin, axit hữu cơ và nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu khác. Vì vậy, dược liệu này có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, có thể kể đến như sau:

Trong Y Học Hiện Đại:

  • Hoa bướm bạc cóc công dụng điều trị sốt cách nhật, giúp lợi tiểu, trị ho hen, dạng dùng ngoài đắp lên vị trí sưng tấy, gãy xương giúp giảm đau;
  • Cành, rễ cây Bướm bạc được sử dụng làm thuốc chữa tê thấp, giảm đau, khí hư bạch đới (triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, dịch âm đạo màu trắng xuất hiện bất thường…).

Trong Y Học Cổ Truyền:

Dược liệu bướm bạc có tính mát, vị hơi ngọt, quy vào kinh Can, Phế, Tâm và có công dụng như sau:

  • Giải độc cơ thể, thanh nhiệt, bảo vệ gan và mát gan;
  • Chữa say nắng, điều trị sổ mũi;
  • Lợi tiểu;
  • Điều trị hen suyễn, ho hen và ho có đờm;
  • Làm lành vết thương trong các tình trạng chấn thương, gãy xương, phong tê thấp;
  • Điều trị chứng ra mồ hôi trộm;
  • Điều trị các bệnh lý ngoài da như mụn nhọt, lở loét và chốc ghẻ.

3. Cây bướm bạc trong các bài thuốc chữa bệnh

Cây bướm bạc chữa bệnh gì?” Theo đó, vị thuốc bướm bạc có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, vì vậy chúng được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh.

3.1. Bài thuốc chữa sổ mũi, say nắng

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 12g thân cây Bướm bạc, 10g lá Ngũ trảo, 3g Bạc hà. Hỗn hợp dược liệu đem hãm với nước sôi và dùng uống thay nước trà.

3.2. Bài thuốc phòng ngừa say nắng

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 60 – 90g dược liệu Bướm bạc, đem rửa sạch và nấu với một thể tích nước phù hợp, dùng nước thuốc thu được uống thay trà.

3.3. Bài thuốc trị khí hư bạch đới

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 10 – 20g rễ cây Bướm bạc đã được rửa sạch, đem sắc với một thể tích nước phù hợp. Nước thuốc thu được dùng uống mỗi ngày đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.

3.4. Bài thuốc giúp giảm niệu

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 30g mỗi vị thuốc gồm Bướm bạc và Mã đề; 60g dây Kim ngân tươi. Hỗn hợp dược liệu được sắc trong một thể tích nước phù hợp. Nước thuốc thu được dùng uống mỗi ngày đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.

Cây bướm bạc
Cây bướm bạc được sử dụng trong một số bài thuốc Y Học Cổ Truyền

3.5. Bài thuốc chữa phù do viêm thận, giảm niệu

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 30g thân cây Bướm bạc (hoặc 40g lá cây bướm bạc), 30g Mã đề, 30g dây Kim ngân tươi. Hỗn hợp dược liệu được trong 5 phần nước đến khi cô đặc còn khoảng 2 phần nước thì dừng. Dùng nước thuốc uống mỗi ngày và nên uống khi nóng.

3.6. Bài thuốc chữa chứng sốt gây hôn mê, táo bón, khát nước, đái buốt

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 60g rễ cây Bướm bạc, 20g Hành tăm. Hỗn hợp dược liệu được sao vàng và sắc với nước dùng uống mỗi ngày, người bệnh nên uống khi nóng để đạt hiệu quả điều trị cao.

3.7. Bài thuốc chữa sốt, ho và viêm amidan

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 30g cây Bướm bạc, 10g rễ Bọ mẩy và 20g Huyền sâm. Hỗn hợp dược liệu được sắc trong một thể tích nước phù hợp. Nước thuốc thu được dùng uống mỗi ngày, để đạt hiệu quả cao người bệnh nên dùng mỗi ngày một thang thuốc.

3.8. Bài thuốc chữa viêm lở loét da

Dùng một lượng bằng nhau lá cây Mướp tươi và lá cây Bướm bạc tươi. Rửa hỗn hợp dược liệu bằng nước lọc rồi đem giã nát, dùng đắp vào vị trí da bị viêm lở.

3.9. Bài thuốc chữa thấp khớp, phong thấp và đau nhức xương khớp

  • Bài thuốc 1: Dùng 10 – 20g rễ cây Bướm bạc đem rửa sạch và sắc trong 200 – 250ml nước. Nước thuốc thu được dùng uống và nên uống khi còn nóng;
  • Bài thuốc 2: Dùng 30g mỗi loại dược liệu gồm Thổ phục linh, Thiên niên kiện, Cốt toái bổ và cành, rễ cây Bướm bạc, 20g bạch chỉ. Hỗn hợp dược liệu được sắc với nước, nước thuốc thu được dùng uống mỗi ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp với việc dùng lá cây bướm bạc tươi, giã nát sau đó đắp vào vị trí xương bị đau.

3.10. Bài thuốc chữa bệnh chốc đầu

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 30g hoa cây Bướm bạc, 25g Bồ kết và 100ml Mật lợn. Đun sôi các nguyên liệu trong nước và dùng gội đầu mỗi ngày đến khi tình trạng bệnh lý được cải thiện.

3.11. Bài thuốc chữa bệnh chàm

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng một lượng bằng nhau các dược liệu gồm: Vôi củ, hoa cây Bướm bạc và lá Đào. Hỗn hợp dược liệu được rửa sạch bằng nước, giã nhỏ và thoa vào những vùng bị tổn thương do bệnh chàm.

Cần lưu ý không sử dụng dược liệu Bướm bạc trong điều trị bệnh ở trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hay người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong bài thuốc.

Cây bướm bạc là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên cũng như các vị thuốc khác, dược liệu này có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả trong điều trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.