Xoa bóp chữa đau gót chân

Xoa bóp chữa đau gót chân

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Xoa bóp chữa đau gót chân cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Đau gót chân là tình trạng thường xảy ra ở người lớn tuổi, đặc biệt là khi đứng dậy một cách đột ngột. Trong Đông Y, các thầy thuốc thường sử dụng các bài xoa bóp chữa đau gót chân vô cùng hiệu quả và an toàn.

1. Tìm hiểu về chứng đau gót chân

Đau gót chân là vấn đề thường gặp đối với người cao tuổi, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Đau gót chân được chia thành 2 loại chính:

  • Đau gân gót: Tình trạng đau buốt ở gót chân khi bước xuống giường sau một đêm, thậm chí cơn đau này còn khiến bệnh nhân không thể đứng được. Đau gân gót tái diễn qua nhiều ngày liên tục, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy, thuộc nhóm viêm gân gót.
  • Gai gót chân: xảy ra tương tự như tình trạng đau gân gót. Tuy nhiên, trường hợp này khi càng di chuyển sẽ càng đau bởi đây là một loại thoái hóa xương tại gót chân, vì vậy sức nặng của cơ thể khi áp lực lên gót chân càng lâu sẽ càng khiến tình trạng thêm trầm trọng. Khác với đau gân gót, việc bấm huyệt và xoa bóp chữa đau gót chân đơn thuần không đem lại hiệu quả cao, mà cần có sự kết hợp với đắp thuốc.

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng đau gót chân gây nhiều ảnh hưởng đến việc đi lại trong cuộc sống thường ngày, đồng thời tái phát nhiều lần nếu có phương pháp điều trị dứt điểm.

2. Nguyên nhân gây đau gót chân

Tình trạng đau gót chân có thể phát sinh bởi nhiều nguyên nhân như:

  • Thoái hóa ở vùng xương gót, dẫn đến hình thành gai xương gót.
  • Viêm vùng lớp đệm ở xương gót.
  • Viêm bao hoạt dịch ở phần gót chân.
  • Viêm màng gân cơ bàn chân
đau gót chân
Đau gót chân có thể do tình trạng viêm nhiễm gây ra

3. Tổng hợp phương pháp chữa đau gót chân bằng bấm huyệt

Bấm huyệt và xoa bóp là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn nhưng không kém phần hiệu quả trong Đông Y đối với chứng đau gót chân do đau gân gót. Một số bài xoa bóp chữa đau gót chân sau sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện và thậm chí loại bỏ gần như hoàn toàn tình trạng này.

3.1 Phương pháp xoa bóp 1

  • Ấn nhẹ ở vùng gót bằng tay nhằm xác định đâu là vị trí gây ra nhiều cơn đau nhất.
  • Ở vị trí này, sử dụng ngón tay cái để day ấn từ ngoài vào trong, ban đầu nhẹ nhàng, sau đó tăng lực lên dần, chú ý day theo chiều kim đồng hồ, thời gian thực hiện khoảng 5 phút.
  • Sau 5 phút day ấn, dùng ngón cái bấm tại chỗ với lực vừa phải, bấm khoảng 1 phút.
  • Xác định vị trí của huyệt Dũng Tuyền trên bàn chân, sau đó day ấn huyệt này khoảng 1 phút.

Phương pháp này tương đối dễ thực hiện. Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, trước khi thực hiện, hãy ngâm chân khoảng 7 – 10 phút trong nước ấm.

3.2 Phương pháp xoa bóp 2

Huyệt Phong Trì có nhiều tác dụng đối với việc điều trị đau gót chân bởi đây là hợp huyệt của mạch Dương Duy. Do đó, bạn có thể tìm và day ấn huyệt Phong Trì với thời gian 5 phút. Điều này giúp khí huyết lưu thông và tuần hành xuống phần bàn chân, từ đó cải thiện cơn đau hiệu quả.

3.3 Phương pháp xoa bóp 3

Huyệt Túc Căn là một huyệt đạo chủ trị cho chứng đau gót chân bởi bất kỳ nguyên nhân nào. Do đó, phương pháp chữa đau gót chân bằng bấm huyệt thứ 3 này sẽ bao gồm việc xác định vị trí huyệt Túc Căn, sau đó day ấn huyệt khoảng 5 phút mỗi lần.

Ở tình trạng đau nhẹ, chỉ cần duy trì bấm khoảng 1 – 2 lần, bạn sẽ thấy cơn đau gần như biến mất hoàn toàn. Nếu ở tình trạng nặng, bạn cần tiến hành day ấn huyệt Túc Căn liên tục từ 1 – 2 tuần mới có kết quả.

3.4 Phương pháp xoa bóp 4

Một phương thức xoa bóp chữa đau gót chân độc đáo khác là sử dụng viên đá cuội có đầu hơi nhọn, sau đó đặt vị trí đau gót chân lên viên đá này, giẫm với một lực từ nhẹ đến nặng, rồi thả lỏng. Tiếp tục giẫm và thả lỏng liên tục từ 200 đến 300 cái/lần, mỗi ngày thực hiện khoảng 1 – 2 lần.

Ngoài đá cuội, bạn cũng có thể sử dụng gậy gỗ tròn để thay thế, dùng chân giẫm lên gậy và lăn về trước và sau liên tục.

đau gót chân
Trong Y Học Cổ Truyền có một số phương pháp xoa bóp trị đau gót chân

3.5 Phương pháp xoa bóp 5

  • Ấn và day vị trí đau gót chân khoảng 3 đến 5 phút.
  • Lần lượt bấm các huyệt Thừa Sơn, Huyệt Giải Khê, huyệt Tam Âm Giaohuyệt Côn Lôn, mỗi huyệt bấm trong khoảng 2 – 3 phút.
  • Dùng tay miết phần dưới cẳng chân đến vùng gân gót chân, sau đó dùng ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái xoa bóp vùng gót chân.
  • Massage bên trong và bên ngoài gót đến khi vị trí này nóng dần lên.
  • Trở lại và day ấn vị trí đau khoảng 30 giây.

3.6 Một số bài thuốc Đông Y hỗ trợ chữa đau gót chân

Bên cạnh bấm huyệt – xoa bóp chữa đau gót chân, bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian.

  • Bài thuốc 1 – rễ cây cà ngâm chân trị đau gót chân

Dùng một lượng vừa đủ rễ cây cà (như cà tím, cà pháo hay cà bát…), sau đó rửa sạch và sắc với nước thành hỗn hợp dung dịch đặc. Lấy nước này ngâm chân trong khoảng 40 – 60 phút một lần, mỗi ngày có thể ngâm 1 – 2 lần.

  • Bài thuốc 2 – đậu phụ chữa đau gót chân

Bạn cần một lượng đậu phụ vừa phải, đặt đậu phụ vào nồi cách thủy và hấp cho thật nóng, sau đó đổ đậu phụ ra chậu. Khi vừa xong, hãy đặt hờ bàn chân lên phía trên phần đậu phụ nóng hổi này để xông hơi cho đến khi đậu phụ nguội bớt thì đặt chân lên phần đậu phụ tiếp tục chườm ấm.

Đậu phụ khi nguội thì tiếp tục hấp nóng và thực hiện thao tác xông hơi – chườm nóng tương tự. Lặp lại hoạt động này khoảng 3 – 5 lần mỗi liệu trình.

  • Bài thuốc 3 – áp dụng xương rồng điều trị đau gót chân

Lấy một đoạn xương rồng gai, loại bỏ sạch gai và tách đoạn xương rồng này thành 2 miếng. Trước khi đi ngủ vào buổi tối, hãy rửa chân sạch, lau khô và dùng miếng xương rồng đắp lên vùng gót chân bị đau, lấy vải sạch để buộc cho xương rồng cố định. Chú ý, cần giữa miếng xương rồng này yên vị trí trong 12 giờ liên tục và thay miếng xương rồng mới vào ngày hôm sau. Thực hiện hoạt động đắp xương rồng này trong khoảng 7 ngày để thấy hiệu quả.

Có thể nói, phương pháp xoa bóp chữa đau gót chân là một liệu pháp Đông Y an toàn mà vẫn đem lại hiệu quả đáng kể. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp thêm kiểm tra trong Y Học Hiện Đại để xác định rõ có tổn thương nghiêm trọng nào tại vùng gót chân không, từ đó có giải pháp phù hợp nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.