Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây hoa cúc áo chữa bệnh gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây hoa cúc áo hay được dùng để chữa cảm cúm, sưng đau cổ họng, liệt lưỡi, viêm ruột, phù thũng, ngộ độc, đau bụng, đặc biệt là chữa đau nhức răng rất hiệu quả. Toàn cây hoặc hoa cúc áo đều có thể dùng làm thuốc.
1. Đặc điểm cây hoa cúc áo
Cây hoa cúc áo có tên khoa học là Spilanthes oleracea L, thuộc họ cúc (Asteraceae). Loài cây này còn được gọi với các tên gọi khác như: Cúc áo hoa vàng, Nút áo, Cỏ the, Nụ áo vàng, Cúc lác, Phiắc khát, Co nhả hàn, Cuồng trầm.
Đây là loại cây nhỏ, mọc đứng và cao khoảng 30cm, đôi khi mọc bò lan trên mặt đất, phân cành nhiều. Lá cây mọc đối nhau, phiến xoan tam giác, mép khía răng. Tràng hoa cúc áo có màu vàng, hoa cái có lưỡi với 3 răng tròn, ở giữa có hoa hình ống. Quả bế dẹp màu nâu nhạt với 2 răng gai ở ngọn.
Cây hoa cúc áo vốn là loài liên nhiệt đới, thường mọc hoang ở ven đường, bãi sông đất ẩm ven rừng, từ khe suối từ đồng bằng cho tới độ cao 1500m. Có thể trồng cây bằng hạt hoặc cây con vào mùa xuân. Khi cần làm thuốc, người ta thu hái toàn cây (lúc hoa có màu vàng xanh) để dùng tươi hoặc đem phơi khô.
2. Tác dụng dược lý của cây cúc áo
Trong cây và hoa cúc áo có chứa các hợp chất tinh dầu spilanthol; eudesman solid, sterol và một polysaccharide không khử. Cây cúc áo có vị the làm tê lưỡi, tính hơi ấm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết, tiêu đờm và sát trùng, giảm đau. Ngoài lá có thể dùng làm rau ăn, cây và hoa cúc áo thường được dùng để trị:
- Đau đầu cảm sốt, đau cuống họng, sốt rét từng cơn;
- Viêm phế quản, hen suyễn, ho gà, ho lao;
- Đau nhức răng, sâu răng;
- Phong thấp nhức xương, tê bại.
- Dùng bên ngoài giúp trị nhọt độc, vết thương, rắn độc cắn, lở ngứa, tụ máu sưng tấy.
- Ở Malaysia, lá cây cúc áo nấu lên được dùng để chữa mày đay.
3. Ứng dụng thực tiễn của cây hoa cúc áo
Để chữa bệnh từ cây hoa cúc áo, bệnh nhân có thể tham khảo các bài thuốc dân gian sau đây:
- Trị đau đầu, cảm sốt, ho: Sắc 4-12g cúc áo hoa vàng tươi làm nước uống;
- Trị đau răng, viêm họng: Tán nhỏ hoa cúc áo, ngâm với rượu ngậm hoặc ngậm tươi rồi nuốt nước;
- Trịsưng họng: giã nhỏ lá với ít muối, bọc vào mảnh vải rồi ngậm;
- Trị sốt rét cơn: Sắc 20g cúc áo làm nước uống trước khi lên cơn;
- Trị tê thấp, chân tay mỏi, đau nhức xương: Chuẩn bị rễ cúc áo, rễ kim cang, rễ xuyên tiêu, rễ chanh, quả màng tang, mỗi loại 4-8g liều lượng bằng nhau sắc làm nước uống.
- Trịhóc xương gà, xương cá: 50g hoa (hoặc lá), 50g lá mảnh cộng, 50g lá dưa chuột ma đem rửa sạch, giã nát trộn với 3 thìa cà phê dấm thanh (khoảng 20ml). Đợi trong 20 phút vắt lấy 1 chén con cho bệnh nhân uống và ngậm 1 liều/ngày.
Bài viết đã cung cấp các thông tin về công dụng của cây hoa cúc áo. Tuy nhiên cũng như nhiều loại thảo dược khác, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách gia giảm, phối hợp giữa các vị thuốc để đạt hiệu quả cao nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.