Công dụng cây bông gạo

Công dụng cây bông gạo

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Công dụng cây bông gạo cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây bông gạo còn được gọi là bông gòn, hoa gạo và rất thân quen với mỗi người dân Việt Nam. Cây gạo không chỉ mang lại bóng mát, mà còn có công dụng điều trị một số bệnh rất hiệu quả. Vậy công dụng cây bông gạo là gì? Bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu về cây bông gạo

Cây bông gạo có chiều cao tới 14-15m hoặc hơn nữa, mọc tự nhiên ở trong rừng hoặc được trồng ở ven đường để lấy bóng mát tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta.

Lá cây gạo là dạng kép chân vịt có 5-8 lá chét hình mác hay hình trứng, chiều dài 9-15cm, rộng 4-5cm. Hoa gạo có màu đỏ, mọc trên những cành nhỏ trước khi có lá non. Vào các tháng 3-5 hàng năm, hoa gạo nở rộ đỏ rực như màu lửa báo hiệu mùa hè đã tới.

2. Công dụng cây bông gạo

Theo Y Học Cổ Truyền và kinh nghiệm dân gian, các bộ phận của cây gạo được sử dụng làm thuốc gồm có:

2.1. Hoa cây bông gạo (mộc miên hoa)

Hoa cây bông gạo có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính bình. Theo Y Học Cổ Truyền, hoa cây gạo có tác dụng làm se, thu sáp, sát khuẩn, tiêu viêm, thông huyết.

Người dân thường nhặt những hoa cây bông gạo mới rụng, còn nguyên vẹn, chưa bị giập nát, đem về ngắt từng cánh hoa để dùng tươi hoặc phơi dưới nắng nhẹ hay sấy nhỏ lửa để dùng chữa trị các tình trạng sau:

  • Sử dụng hoa cây gạo chữa mụn nhọt sưng tấy: Dùng hoa cây bông gạo tươi, giã nát, đắp lên mụn nhọt sưng. Ngày đắp 1-2 lần sẽ hết đau nhức, giảm sưng, nhanh khỏi.
  • Hoa cây bông gạo chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Lấy 20-30g hoa gạo thái mỏng, sao vàng, sắc với 2 bát nước cho còn nửa bát, chia uống 2 lần trong ngày. Ngoài ra, có thể phối hợp hoa cây bông gạo với rau má (lượng bằng nhau) đem thái nhỏ, phơi khô, sắc giống như trên, khi uống có thể thêm ít đường, chia uống 2 lần trong ngày.
hoa cây bông gạo
Hoa cây bông gạo được ứng dụng trong Y học cổ truyền giúp điều trị bệnh lý

2.2. Dược liệu vỏ cây bông gạo

Trong vỏ cây hoa gạo có chất nhầy. Dân gian thường dùng vỏ tươi của cây gạo đem giã nát, bó vào chỗ gãy xương. Hoặc dùng 15-20g vỏ thân cây bông gạo sao vàng, sắc đặc để làm thuốc uống cầm máu, thông tiểu tiện hoặc dùng ngậm chữa đau răng.

2.3. Hạt cây bông gạo

Trong hạt cây bông gạo có chứa từ 20-25% chất dầu đặc màu vàng. Phụ nữ sau khi sinh ít sữa có thể dùng 12-15g hạt cây bông gạo sắc uống.

2.4. Tầm gửi cây bông gạo

Tầm gửi là loài cây bán ký sinh, nó có thể ký sinh vào nhiều cây khác nhau như cây mít, bưởi, dâu, na, chanh…, Theo y học cổ truyền, tầm gửi cây gạo có tác dụng giải nhiệt, điều hòa huyết áp và tốt cho người bị bệnh gan, thận…

Tóm lại, không chỉ mang lại bóng mát, hoa, vỏ cây và hạt bông gạo còn có công dụng điều trị các bệnh lý về da, tiêu hóa và thanh lọc cơ thể. Vì vậy, đây được xem là loại thảo dược tốt cho sức khỏe con người.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.