Rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình được không?

Rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình được không?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình được không? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Ngải cứu vốn là loại dược liệu có tác dụng bổ não, xoa dịu thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu rất tốt. Do đó, dùng rau ngải cứu để làm phương pháp đông y chữa rối loạn tiền đình là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Vậy công dụng thực sự của rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình là như thế nào?

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau 2 ốc tai, thuộc hệ thần kinh có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể khi con người di chuyển, thay đổi tư thế. Rối loạn tiền đình là tình trạng xảy ra khi chức năng tiền đình bị ảnh hưởng, dẫn đến mất cân bằng tư thế, khiến người bệnh gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, loạng choạng, khi thay đổi tư thế,… Bệnh rối loạn tiền đình khá thường gặp, lại hay tái phát nên rất dễ gây ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống của nhiều người.

Ngoài ra, các trường hợp rối loạn tiền đình nặng, kéo dài còn có thể tạo ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Ngã khi lái xe, gãy tay, chân khi đột ngột chóng mặt, đau đầu, ù tai,… Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là đột quỵ não do máu lên não bị ngưng trệ. Do đó, các bệnh nhân có bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, tuổi cao cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để điều trị chứng rối loạn tiền đình hiệu quả.

2. Công dụng của ngải cứu trong chữa rối loạn tiền đình

Rau ngải cứu (tên khoa học Artemisia Vulgaris) là loại rau có vị đắng nhẹ, mùi thơm nồng và đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ và là một cây thuốc nam chữa rối loạn tiền đình hữu hiệu. Tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, rễ, hoa,… đều có nhiều công dụng nổi bật như:

  • Giảm đau: Trong ngải cứu chữa một số thành phần chống viêm, giảm đau hiệu quả do thoái hoá khớp và cải thiện chức năng vận động
  • Điều hoà kinh nguyệt, cầm máu: Đối với tình trạng đau bụng kinh ở phụ nữ, khi sử dụng lá ngải cứu có thể giúp giảm đau, cầm máu hiệu quả
  • Chống oxy hoá: ngải cứu chứa chất Chamazulene hoạt động tương tự như chất chống oxy hoá, chống stress và ngăn ngừa các nguyên nhân gây tim mạch, ung thư, bệnh Alzheimer,…
  • Chống viêm: Trong ngải cứu có chứa chất Artemisinin với khả năng ức chế hình thành các Cytokine chống lại quá trình viêm nhiễm.
  • Bổ não, sáng mắt, giảm đau đầu: Ngải cứu giúp thư giãn não toàn bộ, giảm stress, an thần, giảm đau đầu, mất ngủ nhờ các thành phần vitamin, khoáng chất dồi dào.

Có thể thấy với những công dụng trên thì ngải cứu có khả năng kích thích tuần hoàn máu não, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai,… Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp điều trị hỗ trợ, chữa bệnh tạm thời hoặc phòng ngừa bệnh từ sớm chứ không thể thay thế cho các biện pháp điều trị chuyên sâu.

3. Các cách sử dụng ngải cứu để chữa rối loạn tiền đình

Rau ngải cứu có vị đắng nhẹ, lại thơm nồng nên có rất nhiều cách để chế biến và sử dụng, cụ thể như sau:

Trà ngải cứu:

Trà ngải cứu đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như xua tan mệt mỏi, giảm stress, giảm căng thẳng, chống lo âu, trầm cảm, cải thiện các vấn đề tiêu hoá, điều hoà kinh nguyệt, thanh nhiệt, giải độc, an thần, cải thiện giấc ngủ. Sử dụng trà ngải cứu là cách chữa rối loạn tiền đình đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng.

Bệnh nhân rối loạn tiền đình sử dụng trà ngải cứu thường xuyên giúp tăng cường chức năng não bộ, nhờ các hợp chất chống oxy hoá. Hỗ trợ xoa dịu hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ, phòng ngừa một số bệnh lý như Alzheimer, Parkinson,…Đồng thời phục hồi chức năng tiền đình, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

  • Cách chế biến: Thường dùng ngọn cây ngải cứu và 1 ít rễ rửa sạch, ngâm muối ấm rồi phơi khô trong bóng râm. Sau đó cho ngải cứu vào chảo sao nóng lên đến khi lá và rễ chuyển sang màu vàng, toả mùi thơm thì tắt bếp, bảo quản trong hũ thuỷ tinh.
  • Cách sử dụng: Mỗi lần dùng 1 nắm nhỏ cho vào nước sôi hãm 10-15 phút, vớt bỏ phần bã lá, có thể thêm mật ong vào thưởng thức khi còn ấm nóng

Nước ép lá ngải cứu:

  • Nước ép ngải cứu tươi nguyên chất rất hiệu quả để điều trị rối loạn tiền đình. Tuy nhiên vị có hơi đắng nhẹ nên có thể pha cùng 1 ít mật ong để tạo vị ngọt dễ uống hơn
  • Cách chế biến: Dùng 1 nắm ngải cứu tươi non, rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng 1-15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch vớt ra để ráo. Cho lá ngải cứu vào xay nhuyễn cùng 200 ml nước lọc rồi đổ ra rây lọc lấy phần nước cốt, có thể sử dụng ngay hoặc kèm mật ong
  • Bệnh nhân kiên trì dùng đều đặn hàng ngày giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình.

Canh óc heo rau ngải cứu:

  • Bên cạnh ngải cứu thì óc heo cũng từ lâu được biết đến như một nguyên liệu tốt cho não bộ, giúp tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu do rối loạn tiền đình gây ra. Vì vậy hoàn toàn có thể làm một món ăn kết hợp từ óc heo và ngải cứu để cải thiện rối loạn tiền đình.
  • Chế biến: Dùng 1-2 bộ óc heo và 200g ngải cứu, sơ chế qua nước muối loãng và chần nước sôi sau đó xào chung với tỏi, dầu, nêm nếm vừa ăn. Cuối cùng cho óc heo cùng ngải cứu hầm thêm 30 phút với lửa nhỏ cho đến khi các nguyên liệu chín kỹ là có thể thưởng thức.

Trứng rán ngải cứu:

  • Là một món ăn ngon, lại hiệu quả trong điều trị rối loạn tiền đình, có công dụng hoạt huyết, dưỡng tâm nhuận phế và kiện tỳ tiêu thực
  • Chế biến: Dùng 4 quả trứng gà, 50g ngải cứu, 2 củ hành tím và các gia vị khác. Ngải cứu cần rửa sạch nhiều lần, ngâm nước muối 15 phút, trộn cùng hỗn hợp trứng và hành tím sau đó chiên đều trên chảo. Đợi cho vàng đều hai mặt là có thể thưởng thức.

Gà ác hầm rau ngải cứu:

  • Là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, cải thiện và điều trị rối loạn tiền đình.
  • Món ăn này giúp kích thích tuần hoàn máu, điều hoà máu lên não nhiều hơn, bồi bổ khí huyết, giảm các tổn thương thần kinh, cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, suy nhược thần kinh do rối loạn tiền đình gây ra.
  • Nguyên liệu: 1 con gà ác, 120 g ngải cứu, nước dùng hầm gà, gừng, chanh, ớt, nghệ và các loại gia vị nêm nếm thông thường

4. Một số lưu ý khi chữa rối loạn tiền đình bằng ngải cứu

Ngải cứu là loại dược liệu tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ và cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình. Tuy nhiên bệnh nhân sử dụng ngải cứu vẫn phải lưu ý một số điều sau:

  • Bệnh nhân tăng huyết áp cần thận trọng khi sử dụng rau ngải cứu, chỉ nên dùng khi cần thiết hoặc tối đa 3-5g dược liệu khô/ ngày để tránh khiến máu lên não quá nhiều gây nguy hiểm sức khỏe.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng dược liệu này vì hoạt chất thujone có thể gây sảy thai hoặc các chất khác hoà vào sữa mẹ gây ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ.
  • Chống chỉ định dùng rau ngải cứu cho người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm quá mức với rau ngải cứu. Một vài tác dụng phụ thường gặp: phát ban, sưng môi, lưỡi, họng, ngứa ngáy da và đau dạ dày,…
  • Cần kiên trì sử dụng lâu dài rau ngải cứu mới thấy được tác dụng trị bệnh vì đây là cách chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc nên không thể phát huy tác dụng tức thì được
  • Phương pháp trị bệnh này chỉ phù hợp với người bị rối loạn tiền đình mức độ nhẹ, chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị tạm thời, không thể thay thế cho các biện pháp điều trị chuyên sâu.

Ngoài việc sử dụng rau ngải cứu thì xây dựng chế độ ăn và lối sống lành mạnh cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân rối loạn tiền đình, cụ thể như sau:

  • Uống đủ ít nhất 2 lít nước/ ngày, có thể thay thế bằng nước ép trái cây để tăng cường đề kháng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, rau xanh, vitamin, khoáng chất và trái cây tươi.
  • Hạn chế ăn những đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt, đồ ăn chế biến chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn.
  • Không sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, chất gây nghiện sẽ làm tình trạng rối loạn tiền đình nặng hơn
  • Cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, giữ cho tình thần thoải mái, tránh căng thẳng và áp lực kéo dài.
  • Hạn chế thức khuya, đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng. Tốt nhất nên ngủ trước 23 giờ mỗi ngày.
  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao, tập luyện các bài tập phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi.
  • Không tự ý sử dụng thuốc mà không có tư vấn của bác sĩ có chuyên môn.
  • Áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, massage, ngâm chân với nước ấm,…

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.