Chứng bàng quang thấp nhiệt trong đông y

Chứng bàng quang thấp nhiệt trong đông y

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Chứng bàng quang thấp nhiệt trong đông y cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Chứng bàng quang thấp nhiệt là một trong những triệu chứng vì thấp nhiệt chứa đọng ở bàng quang mà biểu hiện ra. Nguyên nhân thường do bị cảm tà khí thấp nhiệt hoặc do ăn uống không có chừng mực. Chứng bàng quang thấp nhiệt thường gặp trong một số bệnh như lâm chứng, niệu trọc và long bế.

1. Chứng bàng quang thấp nhiệt là gì?

Bàng quang thấp nhiệt là gì? Chứng bàng quang thấp nhiệt là một triệu chứng do thấp nhiệt chứa đọng ở bàng quang mà biểu hiện ra bên ngoài. Chứng này là tên gọi chung những chứng trạng do thấp nhiệt uất kết ở bàng quang làm cho khí hóa bất lợi, sự mở đóng thất thường và âm lạc bị hun đốt tổn thương. Nguyên nhân phổ biến gây ra chứng bàng quang thấp nhiệt đó là do cảm tà khí thấp nhiệt hoặc ăn uống không điều độ, thấp nhiệt từ trong sinh ra dồn xuống bàng quang gây nên bệnh.

2. Triệu chứng lâm sàng của chứng bàng quang thấp nhiệt

Biểu hiện bàng quang thấp nhiệt thường gặp trên lâm sàng bao gồm các triệu chứng như:

  • Đi tiểu nhiều
  • Tiểu vội
  • Nhỏ giọt không hết
  • Đường tiểu nóng rát, đau
  • Nước tiểu màu vàng đỏ ngắn ít hoặc nóng
  • Eo lưng đau
  • Đái ra máu
  • Nước tiểu có cát sỏi
  • Lưỡi đỏ
  • Rêu vàng nhờn
  • Mạch sác
bàng quang thấp nhiệt
Bàng quang thấp nhiệt khiến người bệnh gặp tình trạng đi tiểu nhiều

3. Cơ chế bệnh sinh

Theo sách Kim Quỹ có ghi chép lại: “Nhiệt ở hạ tiêu thì đái ra máu, cũng làm cho đái nhỏ giọt không thông”. Thấp nhiệt chứa đọng ở trong bàng quang và bàng quang khí hóa không lợi, cho nên dẫn tới tình trạng nước tiểu ngắn đỏ, nhỏ từng giọt và có kèm theo cặn đục trở tắc ở đường thông, đồng thời dẫn tới đường niệu nóng rát.

Thấp nhiệt bàng quang lan tràn ở trong thì nóng mình, lưu trệ thì phần eo lưng đau. Thấp nhiệt nhiều ở trong đốt hại huyết lạc, vì thế mà dẫn tới đái máu. Thấp nhiệt ở hạ tiêu cùng với những vẩn đục, cặn có hình kết lại thành cát nên có tình trạng đái ra sỏi. Thấp nhiệt bàng quang chưng bốc ở trên thì biểu hiện lưỡi đỏ, rêu vàng.

4. Bài thuốc trị bàng quang thấp nhiệt

Bàng quang thấp nhiệt được điều trị bằng phép thanh lợi thấp nhiệt cùng với các bài thuốc như:

  • Bát chính tán hay còn gọi là hòa tễ cục phương: các vị thuốc bao gồm cù mạch, hoạt thạch, biển súc, xa tiền tử, sơn chi tử, đại hoàng, mộc thông, cam thảo. Tán nhỏ uống với nước sắc đăng tâm, mỗi vị 12 gram. Bởi vì cù mạch, mộc thông, xa tiền tử, biển súc, hoạt thạch lợi thủy thông lâm, thanh lợi thấp nhiệt. Đại hoàng để trị tà nhiệt giáng hóa, sơn chi trị tả nhiệt tại tam tiêu. Đăng tâm giúp dẫn nhiệt đi xuống và cam thảo để điều hòa các vị thuốc.
  • Tỳ giải phân thanh ẩm hay còn gọi đan khê tâm pháp: các vị thuốc bao gồm ô dược, ích trí nhân, tỳ giải, thạch xương bồ, cam thảo, phục linh. Tỳ giải giúp thanh lý thấp trọc, ôn dược ôn hóa thận khí và ích trí nhân ôn bổ tỳ thận, thạch xương bồ thông khiếu mà thông lợi tiểu tiện. Tác dụng chung của bài thuốc này là ôn tỳ hóa khí, khứ trọc phân thanh. Phụ phương bao gồm trình thị tỳ giải phân thanh ẩm gồm hoàng bá, tỳ giải, phục linh, thạch xương bồ, bạch truật, xa tiền tử. Điều trị thấp nhiệt vào bàng quang mà sinh chứng xích bạch trọc.

Tóm lại, chứng bàng quang thấp nhiệt là một trong những triệu chứng vì thấp nhiệt chứa đọng ở bàng quang mà biểu hiện ra. Nguyên nhân thường do bị cảm tà khí thấp nhiệt hoặc do ăn uống không có chừng mực. Chứng bàng quang thấp nhiệt thường gặp trong một số bệnh như lâm chứng, niệu trọc và long bế. Biểu hiện bàng quang thấp nhiệt điển hình đó là tiểu nhiều, tiểu vội, đau eo lưng, đái máu, lưỡi rêu,… Bài thuốc trị bàng quang thấp nhiệt bàng phép thanh lợi thấp nhiệt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.