Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây nhũ hương có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Nhựa của cây nhũ hương được sử dụng làm thuốc trong Y Học Cổ Truyền. Vị thuốc này được dùng trong điều trị bệnh viêm khớp, đau bụng, giảm đau bụng kinh, sốt theo mùa, trị viêm loét dạ dày tá tràng… Tác dụng của nhũ hương là gì?
1. Vị thuốc nhũ hương
Trong Y Học Cổ Truyền, vị thuốc nhũ hương là phần nhựa của cây nhũ hương. Cây nhũ hương còn có tên gọi khác là hắc lục hương, địa nhũ hương hay thiên trạch hương, nó có tên khoa học: Frankincense (nhũ hương) Mastic.
Cách bào chế vị thuốc nhũ hương như sau:
- Theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải: Cho một ít rượu vào nhựa cây nhũ hương, nghiền nát, phi qua nước, sau đó phơi khô hoặc tán với bột nếp.
- Theo kinh nghiệm Việt Nam: Sau khi lấy nhựa cây nhũ hương về, nhặt bỏ phần tạp chất, đem tán với đăng tâm để tạo thành bột (tỉ lệ là 40g nhũ hương dùng khoảng 1 gam Đăng tâm. Hoặc, có thể sao qua nhũ hương với đăng tâm rồi tán. Nếu chỉ tán riêng vị nhũ hương thì sau này vị thuốc sẽ hút ẩm và vón thành cục.
Vị thuốc nhũ hương cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm để không bị vón cục và lưu giữ được mùi thơm tự nhiên. Theo nhiều nghiên cứu, trong thành phần của vị thuốc nhũ hương có chứa các hoạt chất hóa học chính sau:
- α, β-boswellic acid
- arabic acid
- bassorin
- pinen
- dipenten
- α, β-phellandren.
2. Công dụng của nhũ hương
Theo kết quả nghiên cứu của Y Học Hiện Đại, vị thuốc nhũ hương có tác dụng chính là giảm đau, được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý sau:
- Bệnh viêm khớp và một số dạng viêm khác
- Giang mai
- Hen suyễn
- Ung thư
- Viêm loét đại tràng
- Đau bụng, đau bụng kinh
- Đau họng
- Kích thích kinh nguyệt
- Tăng lưu lượng nước tiểu.
Hiện tại, chưa có đủ nghiên cứu về cơ chế tác dụng trị bệnh cũng như hiệu quả của nhũ hương. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho biết, trong thành phần của vị thuốc nhũ hương có chứa một số loại axit cần thiết trong việc chống lại các chủng virus, vi khuẩn như triterpenes, diterpenes, monoterpenes, axit pentacyclic triterpenic và axit tetracyclic triterpenic.
Theo Y Học Cổ Truyền, vị thuốc nhũ hương có vị cay, đắng, tính ôn, đi vào kinh Tâm, có tác dụng hoạt huyết, tiêu sưng, sinh cơ, chỉ thống. Vị thuốc nhũ hương được sử dụng trong điều trị một số bệnh như:
- Khí huyết ngưng trệ
- Bế kinh
- Đau bụng trong khi hành kinh
- Ứ huyết sau sinh gây đau bụng
- Mề đay do phong hàn
- Ung nhọt.
Vị thuốc nhũ hương thường được cho vào thuốc thang. Lúc này nước thuốc bị đục, uống dễ gây nôn nên người bị đau dạ dày không nên dùng (hoặc chỉ dùng với lượng nhỏ) và không sử dụng kéo dài. Liều lượng thường dùng là từ 3 – 10 gam/ngày.
3. Một số bài thuốc sử dụng nhũ hương
- Trị chứng bế kinh, đau bụng kinh: Phối hợp vị thuốc Nhũ hương với đương quy, đào nhân, hồng hoa.
- Trị chấn thương gây sưng, đau:
- Bài thuốc Nhũ hương định thống tán: Sử dụng nhũ hương, một dược, xuyên khung mỗi vị 5 gam; xích thược, đơn bì, bạch chỉ, sinh địa mỗi vị 10 gam, cam thảo 3 gam. Tán các vị thuốc trên thành bột, uống từ 3 – 4 gam mỗi ngày với rượu hoặc nước tiểu trẻ em đem chưng lên.
- Bài thuốc Thất ly tán: Sử dụng nhũ hương, một dược mỗi vị 5 gam, hồng hoa, huyết kiệt mỗi vị gồm 6 gam, băng phiến 3 gam, nhĩ trà 10 gam, xạ hương 2 gam. Tán các vị thuốc trên thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 0.2 gam thuốc với rượu.
- Trị sưng, đau do ung nhọt
- Bài thuốc Nhũ hương tiêu độc tán: Sử dụng nhũ hương, một dược mỗi vị 5 gam, thiên hoa phấn, hoàng kỳ, ngưu bàng tử, mẫu lệ, đại hoàng mỗi vị 10 gam, kim ngân hoa 15 gam, cam thảo 3 gam, sắc uống.
- Bài thuốc Hải phù tán: Sử dụng trong trường hợp mụn nhọt đã vỡ nhưng lâu lành, có thể dùng nhũ hương, một dược tán thành bột mịn, trộn đều rồi đắp ngoài da. Bài thuốc này có tác dụng sinh cơ và tiêu sưng tốt.
- Trị nhũ hạch sử dụng bài thuốc Nhũ một băng hoàng cao: Sử dụng các vị thuốc nhũ hương, một dược, hoàng bá, đại hoàng tán bột, trộn đều. Trộn thuốc với lòng trắng trứng, cho vào gạc và đắp lên vùng ngực bị đau, thay thuốc mỗi 24 giờ một lần cho đến khi tiêu hạch.
4. Những lưu ý khi sử dụng vị thuốc nhũ hương
- Không dùng nhũ hương cho phụ nữ mang thai, vì nó có tính hoạt huyết mạnh, có thể gây sảy thai.
- Không dùng nhũ hương với hàm lượng lớn khi chữa bệnh.
- Nhũ hương an toàn khi dùng cho người lớn, tuy nhiên khi dùng đường uống không nên dùng kéo dài trên 6 tháng.
- Khi sử dụng để bôi ngoài da, nhũ hương được xác định là an toàn khi dùng thuốc ít hơn 30 ngày.
- Vị thuốc nhũ hương thường không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra một số biểu hiện không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng… Hoặc, vị thuốc cũng có thể gây một số tác dụng không mong muốn khi bôi trên da như: Khó thở, phát ban, sưng lưỡi, họng, mặt… Khi có các các triệu chứng trên, bạn cần ngưng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Mặc dù cây nhũ hương là vị thuốc có nhiều tác dụng với sức khỏe, tuy nhiên trước khi sử dụng bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để có những tư vấn chuyên sâu.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.