Thuốc Đông y trị khàn tiếng

Thuốc Đông y trị khàn tiếng

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Thuốc Đông y trị khàn tiếng cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Khi bị khàn tiếng, bạn có thể lựa chọn giữa nhiều cách thức điều trị khác nhau. Trong đó, chữa khàn tiếng bằng Đông y là giải pháp được lưu truyền từ nhiều năm, có thể phát huy hiệu quả cao trong thời gian ngắn. Dưới đây là thông tin chi tiết về những bài thuốc này mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng.

1. Quan điểm chữa khàn tiếng bằng thuốc Đông y

Theo quan niệm của y học cổ truyền, phế là cửa của âm thanh, thận là gốc của âm thanh nên trong dân gian vốn lưu truyền câu nói “phế vi thanh âm chi môn, thận vi thanh môn chi căn”. Có thể thấy rằng việc khàn tiếng hay mất tiếng có liên quan đến hai tạng phế và thận.

Xét về nguyên nhân dẫn đến khàn tiếng, Đông y cho rằng tác nhân gây bệnh gồm có ngoại cảm gây mất tiếng và nội thương gây mất tiếng.

Trong đó, ngoại cảm gây mất tiếng thường là chứng thực, bệnh mới và nội thương gây mất tiếng nguyên nhân thường do tinh khí hư. Trong một số trường hợp, việc bạn hò hét, gào thét quá mức cũng sẽ làm tổn thương phế khí và dẫn đến việc mất tiếng. Do đó, việc điều trị khàn tiếng cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp nếu do ngoại tà thì phải sơ tà và nếu do nội thương thì phải bổ hư.

2. Một số bài thuốc chữa khàn tiếng bằng Đông y

Khàn tiếng vốn có nhiều thể và chứng khác nhau nên cần căn cứ vào thể, chứng cụ thể để lựa chọn được bài thuốc thích hợp, cụ thể:

2.1. Khàn tiếng nguyên nhân cho chứng thực

Trường hợp khàn tiếng do cảm phải phong hàn

Bên cạnh khàn tiếng, người bệnh còn thường có một số dấu hiệu như ho, sốt, mũi tắc, tiếng thở phô, mạch phù và rêu lưỡi mỏng trắng. Phương pháp điều trị phù hợp là sơ tán phong hàn, tuyên phế khí. Do đó, các bài thuốc được áp dụng trong trường hợp này gồm có:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng 8g mỗi vị ma hoàng và trần bì; 6g mỗi vị cam thảo và cát cánh; 12g mỗi vị hạnh nhân, kinh giới, tiền hồ, bối mẫu để sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng 8h mỗi vị sơn thù, trạch tả; 16g mỗi vị hoài sơn, thục địa; 12g phục linh; 6g mẫu đơn bì để sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng 12g mỗi vị lá tía tô, lá hẹ, xương sông; 8g mỗi vị kinh giới, gừng tươi để sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

*Khàn tiếng do hàn tà bao vây nhiệt, khí phận bị bế tắc

Trong trường hợp này, người bệnh có dấu hiệu tương tự như ở phong hàn, thêm cảm giác đau họng, miệng khô, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

Phương pháp điều trị cần tập trung sơ tán ngoại hàn, thanh trừ lý nhiệt với bài thuốc sử dụng nguyên liệu gồm 12g mỗi vị ma hoàng, hạnh nhân; 8g cam thảo; 24g thạch cao để sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Khàn tiếng do phong tà hóa nhiệt đốt phế kim

Khi khàn tiếng do phong tà hóa nhiệt đốt phế kim, người bệnh có cảm giác khàn tiếng, ho, nóng người, miệng khô, khát nước, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Việc điều trị bệnh cần tập trung thanh hỏa lợi hầu họng với bài thuốc sau: Sử dụng nguyên liệu gồm 12g mỗi vị cát cánh, tri mẫu; 10g mỗi vị chi tử, bối mẫu; 8g mỗi vị hoàng cầm, tang bạch bì, cam thảo, tiền hồ để sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Khàn tiếng do đờm nhiệt giao trở

Người bệnh thường bị khàn tiếng, có nhiều đờm dính, vàng, miệng đắng, họng khô, rêu lưỡi vàng cáu, mạch hoạt sác.

Việc điều trị cần tập trung thanh phế hóa đờm, lợi hầu họng.

Bài thuốc chữa khàn tiếng bằng Đông y trong trường hợp này gồm các nguyên liệu 12g mỗi vị bối mẫu, cát cánh, xương bồ; 10g tri mẫu; 8g cam thảo để sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

2.2. Chữa khàn tiếng bằng đông y ở người chứng hư

Khàn tiếng nguyên nhân do phế táo tân dịch ít

Bệnh nhân thường có cảm giác khô họng, ngứa hoặc đau họng, ho khan, lưỡi đỏ, mạch sác.

Để điều trị bệnh cần thanh phế nhuận táo. Bài thuốc tham khảo sử dụng 12g mỗi vị tang diệp, mạch môn, tỳ bà diệp, thạch cao; 8g mỗi vị a giao, hạnh nhân; 10g tỳ bà diệp; 6g mỗi vị cam thảo và ma nhân để sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Khàn tiếng nguyên nhân do thận âm bất túc

Bệnh nhân thường bị khàn tiếng, mất tiếng, họng khô, mất ngủ, lưng mỏi, gối yếu, lưỡi đỏ, mạch hư sác.

Việc điều trị cần đảm bảo tư dưỡng thận âm với bài thuốc gồm 16g thục địa; 12g mỗi vị trạch tả, sơn thù, đan bì, phục linh để sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Khàn tiếng do phế âm hư

Trong trường hợp này người bệnh thường bị mất tiếng, khản tiếng do ho lâu. Phép điều trị tập trung vào bổ phế chỉ khái với bài thuốc gồm 12g mỗi vị sinh địa, thục địa, mạch môn, huyền âm, bối mẫu, bạch thược; 10g bách hợp; 8g đương quy, 6g cam thảo để sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

3. Một số lưu ý khi chữa khàn tiếng bằng Đông y

Dù chữa khàn tiếng bằng thuốc nam hay Đông y, bạn cũng phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được lạm dụng thuốc.

  • Mua thuốc ở những phòng khám Đông y uy tín để đảm bảo sử dụng thuốc với chất lượng tốt nhất.
  • Sử dụng thuốc Đông y phù hợp với thể bệnh để mang đến hiệu quả điều trị tối ưu.
  • Khi phối hợp các loại thuốc, các bác sĩ Đông y đã cân nhắc, lựa chọn những loại thuốc phù hợp, tương tác với nhau để mang đến công dụng tốt nhất nên các bạn hãy tuân thủ theo đơn thuốc này.
  • Trong quá trình điều trị người bệnh cần uống nhiều nước và thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Đặc biệt tuyệt đối không la hét, nói lớn tiếng và lạm dụng dây thanh quản quá mức. Bạn cũng cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là cổ họng khi trời chuyển lạnh.

Trên đây là gợi ý một số cách chữa khàn tiếng bằng thuốc Đông y. Do thuốc sẽ khó phát huy công dụng chữa bệnh hiệu quả nếu người bệnh sử dụng không đúng cách. Bởi vậy, người bệnh phải sử dụng thuốc Đông y đều đặn, tránh lạm dụng hoặc bỏ giữa chừng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.