Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Có thể dùng đông y chữa xuất huyết giảm tiểu cầu? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Tiểu cầu là một thành phần của máu được sinh ra từ tủy xương có tác dụng cầm máu. Giảm tiểu cầu miễn dịch thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm và phá hủy các tiểu cầu dẫn đến các biểu hiện xuất huyết. Bài viết này sẽ trình bày cách đông y chữa xuất huyết giảm tiểu cầu.
1. Bệnh giảm tiểu cầu
Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương rồi vào máu, có chức năng cầm máu và đông máu. Số lượng tiểu cầu được điều hòa bằng cơ chế điều khiển ngược. Một khi số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi giảm, sẽ kích thích sản xuất ra thromboprotein kích thích tủy xương sản xuất ra tiểu cầu. Cho đến ngày nay người ta vẫn chưa biết bản chất và nơi sản xuất ra thromboprotein. Khi số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu giảm sẽ gây ra xuất huyết. Khi giảm số lượng tiểu cầu trong máu thường gây chảy máu ở các tĩnh mạch nhỏ và các mao mạch, khi đó xuất hiện nhiều nốt chảy máu trên toàn cơ thể. Chảy máu xảy ra khi sống lượng tiểu cầu giảm dưới 50.000/mm3, chỉ còn 10.000/ mm3 thì bệnh nhân sẽ chết vì không cầm được máu.
Giảm tiểu cầu miễn dịch thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm và phá hủy các tiểu cầu.
Theo Đông y, xuất huyết giảm tiểu cầu liên quan đến hai tạng là Can và Tỳ. Cụ thể:
Can tàng huyết tức là chỉ vào việc điều tiết lượng huyết. Sự sinh hoạt của các bộ phận trong cơ thể, cần phải nhờ sự đỉnh dưỡng của huyết dịch, lại thường tuỳ thuộc vào sự lao động, nghỉ ngơi, động tĩnh nên có sự thay đổi. Khi hoạt động mạnh thì lượng lưu thông của huyết cần phải tăng thêm, ngược lại, khi nằm ngủ lượng lưu thông của huyết lại giảm bớt, công năng điều tiết lượng huyết như vậy là nhờ vào tạng can. Nếu Can hỏa vượng thịnh gây xuất huyết.
Tỳ thống nhiếp huyết: Tỳ có quan hệ chặt chẽ với huyết, huyết là tình khí của đồ ăn uống hoá ra, bắt nguồn ở trung tiêu tỳ vị, cho nên thầy thuốc đời sau nói “Tỳ là nguồn sinh ra huyết, tâm là tạng chủ về huyết”. Tỳ có công dụng sinh huyết và thống nhiếp huyết dịch. Tạng Tỳ khi khoẻ mạnh mới có thể duy trì được sự vận hành bình thường của huyết dịch. Nếu tỳ khí suy hư mất chức năng thống nhiếp huyết dịch, thì huyết dịch sẽ chảy tràn ra ngoài mạch mà xuất hiện các chứng khác nhau như xuất huyết giảm tiểu cầu.
2. Đông y chữa xuất huyết giảm tiểu cầu được không?
Như đã trình bày ở trên, sự xuất huyết giảm tiểu cầu liên quan đến chức năng hai tạng là Can và Tỳ, do đó, chữa giảm tiểu cầu vô căn bằng đông y dựa trên nguyên tắc là cần hồi phục hai tạng này và đồng thời phối hợp với các vị thuốc có tác dụng cầm máu (chỉ huyết).
2.1. Thể khí hư
Phương thuốc: Bổ khí nhiếp huyết
Thành phần:
- Chích hoàng kỳ 30g
- Đẳng sâm 30g
- Tiên hạc thảo 30g
- Hạn liên thảo 15g
- Bạch truật 12g
- Bạch thược 12g
- A giao 12g
- Thục địa 12g
- Sinh tây thảo 12g
- Đại táo 10g
- Đương quy 9g
Áp dụng chữa giảm tiểu cầu vô căn bằng đông y cho các bệnh nhân có các biểu hiện như xuất huyết dưới da từng đợt (chủ yếu ở tứ chi), phụ nữ kinh lượng nhiều, hơi mệt mỏi, đầu váng, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhạt, có hằn răng, mạch nhu tế.
2.2. Thể huyết nhiệt (thực nhiệt)
Sử dụng bài thuốc thanh nhiệt giải độc và lương huyết chỉ huyết.
Thành phần:
- Bạch mao căn 30g
- Sinh địa 30g
- Ngọc trúc 15g
- Xích thược 12g
- Đan bì 9g
- Tử thảo 9g
- Liên kiều 9g
- Trúc nhự 9g
- Tây thảo 9g
- Tê giác 6g
- Sinh hà tiệp 1 lá
Áp dụng điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu cho các bệnh nhân phát bệnh nhanh, sốt, sợ rét, xuất huyết dưới da, …
2.3. Thể âm hư
Phương thuốc: Tư âm bổ huyết
Thành phần:
- Sinh địa 20g
- Bạch thược 15g
- Đương quy 12g
- Đan bì 12g
- Hạn liên thảo 12g
- Bạch truật 12g
- Phục linh 12g
- A giao 9g
- Chích cam thảo 6g.
Áp dụng điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu cho các bệnh nhân với các biểu hiện xuất huyết dưới da, chủ yếu là ở chân, sắc mặt đỏ nhạt, đầu váng mắt hoa, miệng khô, rêu lưỡi mỏng ít, chất lưỡi đỏ sốt nhẹ, mồ hôi trộm, mạch tế huyền.
2.4. Thể huyết ứ
Phương thuốc: Hoạt huyết hóa ứ thông lạc.
Thành phần:
- Đan sâm 30g
- Đương quy 20g
- Xích thược 15g
- Đào nhân 15g
- Ngũ linh chi 10g
- Ngưu tất 10g
- Hồng hoa 10g
- Xuyên khung 10g
- Sinh bồ hoàng 8g
Áp dụng điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu cho các bệnh nhân với các biểu hiện niêm mạc, da có điểm chấm đen, sốt nhẹ, mép lưỡi có ban xanh tím, chất lưỡi tím tối, miệng khô, khát nhưng không thích uống,mạch trì hoặc sác.
Cách dùng chung cho các bài thuốc là sắc uống ngày 1 thang. Cho khoảng 1 lít nước vào thang thuốc sắc kỹ đến khi còn 1 chén. Chia uống ngày 3 lần (sau ăn 1 giờ). Uống khi nước thuốc ấm.
Trên đây là những kiến thức và góc nhìn của đông y về việc chữa xuất huyết giảm tiểu cầu. Bạn có thể tham khảo và nhờ sự tư vấn thêm từ các bác sĩ, chuyên gia để có sự lựa chọn hợp lý khi sử dụng bài thuốc chữa xuất huyết giảm tiểu cầu.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.