Cây dầu giun có tác dụng gì?

Cây dầu giun có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây dầu giun có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây dầu giun là một trong những dược liệu phổ biến thường mọc tại các vùng có khí hậu nóng trên thế giới. Tại Việt Nam, cây dầu giun mọc chủ yếu tại hai địa phương đó là Hà Nội và Đà Lạt. Trong đông y, cây dầu giun thường được sử dụng để làm thuốc điều trị bệnh, trong đó có sử dụng cây dầu giun chữa giun sán là chủ yếu.

1. Thông tin về cây dầu giun

Cây dầu giun thường được gọi là cây rau muối dại, cây thanh hao dại, cây cỏ hôi hay thổ kinh giới. Tên cây dầu giun là một tên mới được đặt vào những năm 1939-1940, nguyên nhân gọi như vậy bởi vì cây có chứa tinh dầu chữa giun. Do vậy, cần phân biệt giữa cây dầu giun và cây giun thông thường. Bên cạnh đó một số tên thông thường đó là Barbotine, Semen Contra, Levant, Santonica, Santónica, Wormseed, Sea Wormwood, Semen Contra, Sémentine. Hay tên khoa học là Chenopodium ambrosioides, Artemisia cina, Seriphidium cinum.

2. Đặc điểm hình thái cây dầu giun

Cây dầu giun thuộc loại cây cỏ sống có thể sống trong vòng 2-3 năm. Mỗi cây cao khoảng từ 1 mét – 1,5 mét hoặc có thể cao hơn. Thân cây dầu giun mảnh và mềm, có mùi hương đặc biệt ở phần vỏ của lá, thân và hoa của cây. Cuống lá của cây dầu giun dài thon và mọc cách nhau, phí trên đầu nhọn và lá có màu lục nhạt, mặt phiến lá không phẳng, xung quanh lá có răng cưa thưa và không rõ rệt. Chiều rộng khoảng 13-25 mm và chiều dài có độ dài khoảng chừng 35-75mm. Bề mặt của lá cây dầu giun có lông tơ, thường phát triển ở tại các gân lá đặc biệt là phần mặt dưới. Hoa cây dầu giun mọc theo hình xim đơn và thường mọc ra hoa ở các kẽ lá.

Cây dầu giun mọc hoa lưỡng tính hoặc hoa đực, phía xung quanh có bông hóa cái nhỏ và không có cuống. Mỗi bông hóa có đường kính nhỏ và bao hoa có hình bầu dục cùng với 5 cánh nhị. Hoa cây dầu giun có màu vàng nhạt hoặc màu xanh. Quả cây dầu giun là những bế quả hình cầu với đường kính khoảng 1,5mm, có màu nâu nhạt hoặc màu lục nhạt. Phần cùi của quả mỏng có lá đài không rụng. Ở mỗi hoa của cây dầu giun có chứa các hạt nhỏ đen và bóng. Hoa và quả dầu giun có một mùi vị hắc rất đặc trưng. Có thể thu hoạch toàn cây và hạt để làm tinh dầu để sử dụng trong việc chữa giun.

cây dầu giun
Cây dầu giun thuộc loại cây cỏ sống có thể sống trong vòng 2-3 năm

3. Phân bố, thu hoạch và chế biến

Cây dầu giun mọc tự nhiên ở nhiều đất nước và vùng miền có khí hậu nhiệt đới. Một số cây dầu giun được tìm thấy tại châu Âu, vùng Địa Trung Hải. Tại Việt Nam, cây dầu giun thường được trồng nhiều ở các vùng như Bắc bộ, Trung Bộ và cây phát triển nhiều và khỏe mạnh nhất ở khu vực Bắc Bộ.

Cây dầu giun là một loại cây ưa đất phù sa và thường mọc dọc quanh những khu vực đồng bằng sông Hồng, đặc biệt từ Vĩnh Phúc tới Hà Nam, ven biển của tỉnh Thái Bình và nằm rải rác tại Đồ Sơn, Hải Phòng. Mùa sinh trưởng của cây dầu giun vào khoảng tháng 6 và tháng 7 hằng năm. Một số vùng miền cao như Đà Lạt, Sapa cũng có xuất hiện cây dầu giun mọc hoang. Vào đầu mùa xuân đến giữa mùa hè cây dầu giun thường mọc dại và ra hoa kết quả. Từ khoảng tháng 8, tháng 9 trong năm, quả dầu giun chín và rụng hạt xuống đất. Người ta thường thu hoạch ngọn cây dầu giun khi đã nở hoa vào tháng 5 và tháng 6, cắt trừ lại 1⁄3 ở phía dưới để cho cây ra ngọn tiếp. Trung bình mỗi năm có thể thu hoạch cây dầu giun 3 lần. Sau khi hái về đem cây phơi trong bóng râm đến khi khô để cất tinh dầu.

4. Thành phần hóa học trong cây dầu giun

Cây dầu giun có thành phần hóa học rất đa dạng. Trong đó, hoạt chất của cây dầu giun là tinh dầu giun thường được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý. Tinh dầu giun được điều chế từ hạt hoặc toàn bộ cây. Trong khi đó hiệu suất từ hạt vào khoảng 0,65%-1% và hiệu suất từ cây mang lại khoảng 0,35%.

Tinh dầu trong cây dầu giun có mùi hăng, đắng, vị nóng, tinh dầu có màu vàng nhạt. Thông thường tỷ trọng của tinh dầu dạt là 15° từ 0,965 đến 0,990, tan trong 3-10 phần trong rượu 70°. Trong khi đó, atcaridol là thành phần chủ yếu có trong tinh dầu giun và chiếm ít nhất 65%. Nếu như cây dầu giun được thu hoạch vào mùa hè tháng 5,6,7,8 thì tinh dầu của hoa và hạt dầu giun có tỷ lệ cao hơn với 75-85% tinh dầu.

Ngoài ra, trong tinh dầu giun còn có chứa chất ximen 22-35%, ít campho, acid butylic, oxyt, dimetyl và glycol. Chất atcaridol là một peroxyt có nhân paraximen và rất dễ bị phá hủy khi cất tinh dầu. Do tinh dầu hạt rất dễ bị hỏng nên khi điều chế tinh dầu thường điều chế thành từng mẻ nhỏ một. Nếu đun quá nóng tinh dầu có thể bị phá hủy trước khi bốc lên.

Cây dầu giun sau khi được thu hoạch vào mùa hè, thường hái trước khi quả chín. Người ta thường thu lấy hạt hoặc toàn cây để sử dụng điều chế tinh dầu. Sau khi thu hoạch, dược liệu sẽ được làm sạch và tiến hành chưng cất lấy tinh dầu ngay để tránh tinh dầu bị bay hơn hoặc thêm các chất bảo quản giúp cho quá trình sử dụng được lâu hơn.

5. Cây dầu giun có tác dụng gì?

Cây dầu giun được sử dụng trong điều chế tinh dầu hay còn được gọi là tinh dầu cây dầu giun. Tinh dầu giun chưa được công nhận trong điều trị bệnh mà chỉ là một bài thuốc dân gian được lưu truyền lâu đời. Một số công dụng của tinh dầu cây dầu giun bao gồm:

  • Trong cây dầu giun có hoạt chất atcaridol có tác dụng mạnh gấp hai lần tinh dầu. Tinh dầu độc ở liều lượng tương đối thấp, có thể gây suy yếu đối với tim và đồng thời giúp làm hạ huyết áp và ảnh hưởng tới rối loạn nhịp thở.
  • Tinh dầu của cây dầu giun với liều lượng mạnh sẽ khiến cho ống tiêu hóa bị xót, người bệnh có triệu chứng buồn nôn, nôn, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, hoặc nhiễm hàn, lạnh ở đầu ngón tay hoặc chân.
  • Các loài giun rất kỵ tinh dầu cây dầu giun. Trung bình trong 1 dung dịch nước có 1/5000 trong mức trọng lượng tinh dầu giun cũng đủ để tiêu diệt giun đũa. Đối với những loài giun động vật cần dùng liều từ 16-20ml thì mới đủ để giết chết.
  • Tinh dầu của cây dầu giun có công dụng diệt giun mò, giun đũa nhưng lại không có tác dụng đối với sán và giun kim. Tuy tinh dầu giun và hoạt chất atcaridol có trong cây có tác dụng đối với giun đũa nhưng đồng thời cũng rất độc và nguy hiểm.
  • Không sử dụng tinh dầu giun đối với những người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai và người mắc bệnh với thể trạng yếu.
cây dầu giun
Cây dầu giun giúp làm hạ huyết áp

6. Cách sử dụng tinh dầu giun

Tinh dầu giun được sử dụng dưới dạng uống. Trong y học cổ truyền có lưu truyền lại tỷ lệ sử dụng tinh dầu cây dầu giun chữa bệnh giun sán để tránh bị ngộ độc với liều dùng như sau:

  • Đối với người trưởng thành: sử dụng khoảng từ 30-50 giọt tinh dầu cây dầu giun và chia làm 3 lần/ ngày. Khi uống có thể kết hợp tinh dầu của cây dầu giun với thuốc tẩy muối magie sunfat.
  • Đối với trẻ em: liều dùng còn phải phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của trẻ, trung bình khoảng 10-20 giọt/ngày.

Một hàm lượng các chất gây độc có trong tinh dầu cây dầu giun nhằm tiêu diệt các loại giun. Trong đó, một số trường hợp không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng tới người dùng với những triệu chứng như rối loạn tuần hoàn máu, hạ huyết áp, rối loạn nhịp thở,… Những trường hợp ngộ độc nặng có thể dẫn tới tê liệt trung tâm hô hấp ở thân não và nguy cơ tử vong rất cao.

Những tác dụng không mong muốn người dùng có thể gặp phải khi cơ thể không tiếp nhận được tinh dầu cây dầu giun bao gồm: tiêu chảy, những vấn đề về thận, mắt và tình trạng co giật cơ. Nếu như người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể đeo dọa tới tính mạng. Trên thực tế, hiện nay vẫn chưa có đầy đủ thông tin về những ảnh hưởng của việc sử dụng cây dầu giun trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Vì vậy trước khi sử dụng tinh dầu giun cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

7. Tương tác thuốc

Cây dầu giun có chứa nhiều độc tố đòi hỏi quá trình điều chế phải đúng quy trình và đúng cách. Những yếu tố có thể tương tác với cây dầu giun bao gồm:

  • Nhóm thuốc chống ung thư
  • Nhóm thuốc chống nấm
  • Nhóm thuốc chống ký sinh

Dược liệu có trong cây dầu giun có thể khiến tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu nếu sử dụng sai cách hoặc cơ thể dị ứng với những thành phần có trong cây dầu giun. Vì vậy nếu như bạn đang mang thai hoặc cho con bú, đang điều trị với bất kỳ loại thuốc nào hoặc có bệnh lý cấp tính hay dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào cần thông báo ngay với bác sĩ.

Tóm lại, cây dầu giun thường được gọi là cây rau muối dại, cây thanh hao dại, cây cỏ hôi hay thổ kinh giới. Cây dầu giun được sử dụng trong điều chế tinh dầu hay còn được gọi là tinh dầu cây dầu giun. Tinh dầu giun chưa được công nhận trong điều trị bệnh mà chỉ là một bài thuốc dân gian được lưu truyền lâu đời. Tinh dầu của cây dầu giun có tác dụng tiêu diệt giun đũa, giun mò nhưng lại không có tác dụng đối với sán và giun kim. Cây dầu giun có chứa nhiều độc tố có thể khiến tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng, vì vậy trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.