Vị trí và tác dụng huyệt chí thất

Vị trí và tác dụng huyệt chí thất

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vị trí và tác dụng huyệt chí thất cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Từ lâu, các lương y đã sử dụng phương pháp châm cứu huyệt chí thất để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau trên cơ thể. Bài viết sẽ chia sẻ chi tiết với bạn đọc về vị trí và tác dụng của huyệt chí thất.

1. Huyệt chí thất là gì?

Huyệt (còn gọi là du huyệt hay khổng huyệt) là vùng trống nằm trên các đường kinh hoặc ngoài kinh, có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình trao đổi, tiếp nhận năng lượng của cơ thể từ môi trường bên ngoài. Từ đâu, để tận dụng tối đa các tác dụng của huyệt, các lương y đã sử dụng phương pháp châm cứu, bấm huyệt nhằm điều trị một số bệnh lý trên cơ thể người.

Huyệt chí thất (Zhishi) còn gọi là chí đường, tinh cung (nhà chứa tinh), chí thất huyệt. Đây là huyệt đạo thứ 52 của kinh bàng quang, ứng với thận tàng chí. Về giải nghĩa, “chí” là vị trí để tâm vào, tập trung vào; “thất” là cái nhà. Hiểu đơn giản thì huyệt chí thất là chỉ huyệt đạo – nơi mà thận rót khí vào bên trong, có tác dụng điều trị các bệnh lý liên quan tới thận.

2. Vị trí huyệt chí thất

Huyệt chí thất nằm ở 2 bên của xương sống, phía dưới đốt xương sống thứ 14, đo ngang ra tầm khoảng 3 tấc. Huyệt chí thất cách huyệt thận du khoảng 1.5 tấc.

Để xác định vị trí của huyệt chí thất, bạn xác định điểm giao nhau của đường ngang chạy qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 với đường thẳng đứng ở phía ngoài mạch đốc khoảng 3 tấc. Đi theo xương sườn tới vị trí đốt sống thắt lưng thứ 12 thì lấy xuống 2 đốt là được.

huyệt chí thất
Huyệt chí thất nằm ở 2 bên của xương sống

3. Tác dụng của huyệt chí thất

Huyệt chí thất có nhiều tác dụng như:

  • Trị đau cứng thắt lưng;
  • Trị di mộng tinh;
  • Trị liệt dương;
  • Cải thiện các bệnh lý như tiểu rắt, tiểu bí;
  • Chữa sưng đau phần sinh dục ngoài;
  • Cải thiện tình trạng cơ thể phù thũng;
  • Nâng cao chức năng hệ tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu.

4. Cách châm cứu huyệt chí thất

Cần châm cứu huyệt chí thất như sau:

  • Xác định vị trí của huyệt đạo;
  • Châm thẳng kim châm vào vị trí huyệt khoảng 0.3 – 0.5 tấc. Khi vùng lưng bị tổn thương hoặc thận bị sa xuống thì nên châm xiên hướng về phía huyệt thận du;
  • Tiến hành châm cứu trong khoảng 10 – 30 phút.

Ngoài ra, còn có thể phối hợp huyệt chí thất với các huyệt đạo khác để điều trị một số bệnh lý khác nhau. Cụ thể:

  • Phối hợp với huyệt kinh môn để trị lưng đau;
  • Phối hợp với huyệt bào quang để trị sa tử cung, sưng đau âm đạo;
  • Phối hợp với huyệt cao hoang, thận du để trị di mộng tinh;
  • Phối hợp với huyệt mệnh môn, thận du, ủy trung để trị đau thắt lưng;
  • Phối hợp với huyệt tam âm giao, thận du để trị đau quặn thận;
  • Phối hợp với huyệt bàng quang du, thái khê để trị thận bị sa xuống;
  • Phối hợp với huyệt ân môn, quan nguyên du để trị tình trạng tổn thương tổ chức mềm ở vùng lưng.

Lưu ý: Vì huyệt chí thất ở vùng da huyệt bị tiết đoạn thần kinh D12 chi phối, không nên châm quá sâu vì sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả trị liệu.

Có thể khẳng định huyệt chí thất là một trong những huyệt đạo có nhiều ý nghĩa đối với sức khỏe con người nếu biết tận dụng, khai thác tốt các tác dụng của nó. Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp trị liệu hiệu quả, an toàn tại huyệt chí thất để đáp ứng nhu cầu cải thiện sức khỏe của bản thân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.