Vị trí và tác dụng huyệt ẩn bạch

Vị trí và tác dụng huyệt ẩn bạch

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vị trí và tác dụng huyệt ẩn bạch cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Huyệt ẩn bạch còn được gọi là quy luật, quỷ lũy, quỷ nhãn. Chữ ẩn trong tên có nghĩa là che giấu để nơi kín đáo, chữ bạch có nghĩa là trắng. Ý nghĩa của tên huyệt ẩn bạch nói về vị trí nằm ở nơi giáp ranh giữa vùng thịt trắng và vùng thịt đỏ của ngón chân.

1. Huyệt ẩn bạch là gì?

Huyệt ẩn bạch là huyệt thứ 1 của Tỳ Kinh. Do vị trí huyệt ẩn bạch là nơi gặp nhau của vùng da đỏ và da trắng ở dưới bàn chân nên được gọi là ẩn bạch.

2. Vị trí huyệt ẩn bạch

Vị trí huyệt ẩn bạch nằm ở góc móng chân cái, cách móng chân 1mm. Để thấy được hình ảnh huyệt ẩn bạch người bệnh cần ngồi ngay ngắn, đặt bàn chân trên mặt phẳng sao cho hai chân ngang bằng. Ta sẽ lấy huyệt ở cạnh trong, trên đường tiếp giáp da gan chân và da mu chân (bờ trong của ngón chân cái).

Theo giải phẫu, dưới da là xương đốt hai ngón chân cái. Tiết đoạn thần kinh L5 sẽ chi phối da vùng huyệt.

3. Huyệt ẩn bạch chữa bệnh gì?

Huyệt ẩn bạch được áp dụng để đối với các bệnh:

  • Đau bụng trướng;
  • Mất ngủ, mộng mị;
  • Động kinh hoặc các bệnh thần kinh;
  • Rối loạn kinh nguyệt;
  • Ngất xỉu;
  • Trẻ em bị bệnh kinh phong;
huyệt ẩn bạch
Huyệt ẩn bạch được áp dụng để đối với các bệnh đau bụng trướng

4. Tác dụng huyệt ẩn bạch

  • Tác dụng tại chỗ: Chân lạnh.
  • Tác dụng thần kinh: Liệt chân do di chứng trúng phong, đầy bụng
  • Với tác dụng toàn thân: Chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, băng lậu, động kinh, mạn kinh phong.

Có thể kết hợp với các huyệt ẩn để làm tăng tác dụng phối hợp như:

  • Huyết hải, thần môn có tác dụng chữa trị các trường hợp kinh nguyệt quá nhiều;
  • Đại đôn bằng cách châm cứu giúp làm tăng tiểu cầu và có tác dụng để chống lại các bệnh xuất huyết;
  • Phối ủy trung có tác dụng trong việc chữa trị chứng chảy máu cam;
  • Phối Dương Lăng Tuyền, Thiên Phủ trị mất ngủ;
  • Phối Nhiên Cốc, Nội Đình, Tỳ Du trị chứng chán ăn;
  • Phối Can Du, Thượng Quản, Tỳ Du trị nôn ra máu, chảy máu cam;
  • Phối Túc Tam Lý trị tiêu tiểu ra máu;
  • Phối Lệ Đoài trị ngủ hay mơ;
  • Phối Bá Hội trị chứng thi quyết;
  • Phối Đại Lăng, Thái Khê, Thần Môn trị chảy máu cam;
  • Phối Huyết Hải, Khí Hải, Tam Âm Giao trị kinh nguyệt quá nhiều;
  • Phối Huyết Hải, Thần Môn trị phụ nữ bị băng huyết;
  • Phối Thương Khâu trị co giật mạn;
  • Phối Tỳ Du, Vị Du trị da vàng;
  • Phối Thân Mạch, Túc Tam Lý trị tiêu ra máu;
  • Phối Đại Lăng, Thái Khê, Thần Môn có tác dụng cầm máu;

5. Cách châm cứu huyệt ẩn bạch

Nên châm cứu sâu hơn 1mm hoặc sử dụng phương pháp nặn ra máu, có thể châm cứu 3 mồi hoặc hơn 5 phút.

Hiện nay các phương pháp chữa trị bằng Y Học Cổ Truyền khá phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dân. Y Học Cổ Truyền còn được kết hợp với vật lý trị liệu có tác dụng rất khả quan, bằng cách sử dụng các phương pháp châm cứu và phối với giữa các huyệt đạo. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng hiệu quả đối với bệnh mạn tính, xương khớp, chấn thương do tai nạn,..

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.