Bấm huyệt chữa rối loạn thần kinh thực vật

Bấm huyệt chữa rối loạn thần kinh thực vật

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Bấm huyệt chữa rối loạn thần kinh thực vật cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Rối loạn thần kinh thực vật tác động lên các cơ quan và tuyến nội tiết bên trong cơ thể, gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như thay đổi nhịp tim, huyết áp, rối loạn tiêu hóa, tay chân run,… Bấm huyệt chữa rối loạn thần kinh thực vật là một phương pháp điều trị bằng đông y hiệu quả trong nhiều trường hợp.

1. Đại cương rối loạn thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tạng vì nó điều khiển các tạng trong cơ thể và tự hoạt động không theo ý muốn của con người nên cũng được gọi là hệ thần kinh tự động. Đặc điểm nổi bật khác với hệ thần kinh trung ương là các cơ quan do thần kinh thực vật chi phối vẫn có thể tự hoạt động khi những sợi thần kinh đến chúng bị cắt đứt.

Hệ thần kinh thực vật được cấu thành từ hai hệ là hệ giao cảm và hệ đối giao cảm. Hai hệ này hoạt động trái ngược nhau nhưng bổ sung cho nhau giúp điều hòa hoạt động bình thường của cơ thể.

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật (autonomic nervous system disorders) là sự mất cân bằng của hai hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm. Các nguyên nhân có thể là:

  • Các bệnh lý tự miễn;
  • Hạch thần kinh bị tổn thương do xạ trị;
  • Đái tháo đường;
  • Các rối loạn tâm lý như tình trạng căng thẳng kéo dài, hội chứng trầm cảm,…
  • Tác dụng phụ của một số thuốc (thuốc điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm, các thuốc hướng thần, thuốc phiện);…

Triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật có thể xuất hiện chỉ ở một hoặc đồng thời các cơ quan trong cơ thể. biểu hiện cụ thể như:

  • Tuần hoàn: rối loạn tuần hoàn máu, thiếu máu lên não gây choáng váng, lo âu vô cơ,…
  • Tim mạch: thay đổi nhịp tim nhanh chậm một cách bất thường, huyết áp không ổn định,…;
  • Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa;
  • Hô hấp: co thắt cơ trơn, cảm giác nặng ngực,…;
  • Sinh dục: suy giảm chức năng sinh dục, âm đạo khô ở nữ giới; khó duy trì sự cương cứng, bị xuất tinh sớm ở nam giới
  • Bài tiết: tiểu khó hoặc không tự chủ, tăng hoặc giảm tiết mồ hôi;…

Bệnh thường thường xuất hiện từng cơn kéo dài từ vài phút đến vài giờ và có thể xuất hiện với các tần suất khác nhau tùy thuộc tình trạng bệnh của từng cá thể từ mỗi ngày từ một đến vài cơn cho đến vài ngày hoặc vài tháng một cơn. Sau mỗi đợt phát bệnh, người bệnh lại sinh hoạt và làm việc bình thường. Đông y cho rằng tình trạng này là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác nhau, ví dụ như đàm nhiệt tích trệ, can phong nội động, tâm tỳ khuy tổn, khí hư, huyết hư,…

rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật có thể xuất hiện ở các cơ quan trong cơ thể

2. Bấm huyệt chữa rối loạn thần kinh thực vật theo Đông y

Như đã trình bày ở trên, rối loạn thần kinh thực vật có thể tác động đến một hoặc nhiều cơ quan, gây ảnh hưởng toàn thể đến sức khỏe bệnh nhân, vì thế, cần được điều trị kịp thời.

Trong Đông y, căn bệnh này có thể được hỗ trợ điều trị bằng cách bấm huyệt. Cơ chế bấm huyệt để hỗ trợ điều trị loạn thần kinh thực vật là dùng bàn tay xoa, miết, ấn (bấm), day,… để tạo ra các tác động vật lý lên các huyệt đạo; từ đó, điều chỉnh hoạt động của hệ thống thần kinh thực vật, giúp hệ thần kinh thực vật trở lại trạng thái cân bằng.

Trong bấm huyệt chữa thần kinh thực vật cần tác động vào các huyệt đạo, bao gồm:

  • Huyệt Bách hội: nằm ở vị trí giao điểm của đường dọc giữa đầu và đường nối đỉnh cao của 2 loa tai;
  • Huyệt Phong trì: nằm ở chỗ trũng được tạo thành từ bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ;
  • Huyệt Hợp cốc: nằm ở mu cao nhất, giữa xương bàn ngón 1 và 2 (khép bàn tay lại);
  • Huyệt Ấn đường: nằm ở vị trí chính giữa đường nối của 2 đầu lông mày;
  • Huyệt Thái dương: nằm ở vị trí phía sau điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt một thốn, nơi chỗ hõm sát cạnh ngoài mỏm ổ mắt xương gò má; khi có mạch máu nổi lên, đè vào có cảm giác ê tức;
  • Huyệt Đầu duy: huyệt này nằm ở 2 bên mép trán và đầu tạo thành mép tóc;
  • Huyệt Suất cốc: ở chỗ lõm phía sau đường tóc;
  • Huyệt Ế phong: nằm ở vị trí hai bên dái tai;
  • Huyệt Toản trúc: nằm ở chỗ lõm đầu trong cung lông mày, thẳng huyệt Tình minh lên;
  • Huyệt Tình minh: nằm ở chỗ trũng 2 bên trên đầu mắt, hai bên cạnh sống mũi;
  • Huyệt Địa thương: nằm ở vị trí gần bên miệng, cách miệng khoảng 0,4 thốn;
  • Huyệt Dương bạch: huyệt ở trước trán, ở trên đường thẳng dọc qua chính giữa của mắt và nằm phía trên cách lông mày 1 thốn;
  • Huyệt Hạ quan: là một huyệt ở vùng mặt, cụ thể là nằm ở vị trí của xương gò má;
  • Huyệt Quyền liêu: nằm ở vị trí từ huyệt Nghênh hương kéo ngang ra gặp đường từ bờ ngoài của mắt kéo thẳng xuống. Huyệt Quyền liêu nằm ở bờ dưới của xương gò má;
  • Huyệt Túc tam lý: nằm ở vị trí dưới Độc tỵ 3 thốn, phía ngoài cách mào xương chày 1 khoát ngón tay;
  • Huyệt Tam âm giao: ở chỗ lồi cao nhất mắt cá trong đo lên 3 thốn, huyệt ở chỗ lõm sát bờ sau phía trong xương chày;
  • Huyệt Tâm du: đây là huyệt có tác dụng đưa khí vào tạng Tâm (tim), vị trí huyệt này nằm ở dưới gai đốt sống lưng thứ 5, cách ngang ra 1,5 thốn;
  • Huyệt Can du: ở vị trí dưới gai sống lưng thứ 9, cách ngang ra 1,5 thốn, ngang vị trí của huyệt Cân Súc;
  • Huyệt Thận du: ở vị trí phía dưới của gai đốt sống thắt lưng thứ 2, cách ra phía ngang tầm 1,5 thốn, ngang vị trí của huyệt Mệnh Môn;
  • Huyệt Tỳ du: nằm dưới gai sống lưng thứ 11 và ngang huyệt Tích Trung;
  • Huyệt Phế du: ở vị trí dưới gai đốt sống lưng thứ 3, cách ra phía ngang 1,5 thốn, ngang vị trí huyệt Thân Trụ;
bấm huyệt chữa thần kinh thực vật
Trong đông y bấm huyệt chữa thần kinh thực vật có thể sử dụng huyệt bách hội

Cụ thể, bấm huyệt chữa rối loạn thần kinh thực vật được thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ Đông y sẽ hướng dẫn bệnh nhân về quy trình trị liệu. Đồng thời, các bác sĩ cũng dặn dò những yêu cầu cơ bản về tư thế khi bấm huyệt và tâm lý… để bệnh nhân đỡ hoang mang, lo lắng.
  • Bước 2: Bác sĩ thực hiện xoa nóng các vùng đầu, cổ và mặt của bệnh nhân ở các vị trí có các huyệt đạo cần tác động để giúp người bệnh thư giãn, giảm bớt căng thẳng và làm mềm các nhóm cơ xung quanh các huyệt.
  • Bước 3: Bác sĩ tiến hành xoa bóp và bấm vào các huyệt đạo ở vùng đầu mặt cổ như: hạ quan, địa thương, bách hội, đầu duy, tình minh, ấn đường, quyền liêu, suất cốc, dương bạch, phong trì, thái dương, toản trúc, hợp cốc,…
  • Bước 4: Sau khi bấm huyệt, bác sĩ sẽ day các huyệt túc tam lý, can du, tâm du, tỳ du, thận du, phế du, tam âm giao.

Lưu ý, để bấm huyệt chữa rối loạn thần kinh thực vật đạt hiệu quả mong muốn, nên thực hiện xoa ấn các huyệt 30 phút/lần vào mỗi ngày và kéo dài liệu trình điều trị từ 15- 30 ngày. Tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh, một số bệnh nhân cần phải được điều trị nhiều liệu trình.

Nói chung, để điều trị dứt điểm rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh cần kiên trì các phương pháp trị liệu và kết hợp tập thể dục hàng ngày. Người bệnh cũng cần lưu ý rằng bấm huyệt chữa rối loạn thần kinh thực vật chỉ đạt hiệu quả cao đối với những người bệnh ở mức độ nhẹ và vừa; những trường hợp bệnh trở nặng, kéo dài lâu năm, bệnh nhân nên đi thăm khám nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhằm điều trị được dứt điểm bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.