Tác dụng của cây mỏ quạ

Tác dụng của cây mỏ quạ

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của cây mỏ quạ cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây mỏ quạ là dược liệu mọc phổ biến ở nước ta, thường mọc hoang ở vùng đồi núi hoặc trồng làm hàng rào. Rễ và lá mỏ quạ được dùng nhiều trong dân gian để chữa bệnh. Vậy cây mỏ quạ có tác dụng gì?

1. Mô tả dược liệu Mỏ quạ

Mỏ quạ có tên khoa học là Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur., thuộc họ Moraceae. Một số tên gọi khác của cây mỏ quả như Hoàng lồ, Vàng lồ, Cây bướm, Sọng vàng, Gai vàng lồ, Gai mang, Móc câu. Cây nhỏ, thân mềm, có nhiều cành, tạo thành bụi, thân cành có nhựa trắng. Rễ có nhiều nhánh, mọc ngang, có thể mọc xuyên qua đá (do đó cây mỏ quả còn có tên Xuyên phá thạch). Vỏ thân mỏ quả có màu tro nâu. Trên thân, cành có nhiều gai, những gai già cong xuống trông như mỏ con quạ.

Lá hình trứng thuôn, hai đầu nhọn, mặt lá nhẵn, bóng, mép nguyên, lá mọc cách. Lá khi nhấm có vị tê tê ở lưỡi. Cụm hoa màu vàng nhạt, mọc ở nách lá. Quả hình cầu hơi cụt ở đầu, khi chín có màu vàng, hạt nhỏ.

2. Phân bố, bộ phận dùng

Ở Việt Nam, cây mỏ quạ mọc hoang ở đồi núi và thường được trồng làm hàng rào. Bộ phận dùng: rễ và lá. Lá bỏ cuống, dùng tươi. Rễ đào về rửa sạch đất, cắt thành đoạn, phơi hoặc sấy khô.

cây mỏ quạ
Cây mỏ quạ chữa vết thương phần mềm

3. Tác dụng của cây mỏ quạ

Vỏ và gỗ cây mỏ quạ có các hoạt chất như cudraniaxanthon, butyrospermol acetat, kaempferol, aromadendrin, populnin, quercetin, taxifolin; lá chứa flavonoid.

Theo y học cổ truyền, rễ mỏ quạ là dược liệu có vị đắng, tính mát; quy vào kinh phế; tác dụng khử phong, hoạt huyết phá ứ, làm mát phổi, giãn gân; chữa ho, ứ tích, bế kinh, phong thấp. Rễ được dùng trị đau nhức lưng gối, ho ra máu, bế kinh, vàng da và ung độc. Lá mỏ quạ dùng trong các bài thuốc chữa vết thương phần mềm.

Tuy có tác dụng điều trị rất tốt nhưng phụ nữ có thai không được dùng cây mỏ quạ.

4. Cây mỏ quạ chữa bệnh gì?

Cây mỏ quạ được điều trị trong các bệnh lý sau đây:

  • Chữa vết thương phần mềm: Lá mỏ quạ rửa sạch, bỏ cuống, để ráo nước, giã rồi đắp vào vết thương.
  • Hỗ trợ điều trị ho do lao phổi: Rễ mỏ quạ, Rung rúc, Bách bộ, Hoàng liên ô rô. Tất cả rửa sạch, sắc nước uống, chia 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn ấm.
  • Hỗ trợ điều trị phong thấp: Mỏ quạ gai, cành Dâu, Quế chi, Thiên niên kiện. Cho tất cả vào ấm đổ nước sắc nhỏ lửa, chia 2 lần uống trong ngày.

Cây mỏ quạ là dược liệu mọc phổ biến ở nước ta được dùng nhiều trong dân gian để chữa bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người bệnh chỉ sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.