Vị thuốc đạm trúc diệp có tác dụng gì?

Vị thuốc đạm trúc diệp có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vị thuốc đạm trúc diệp có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trương Thị Vân – Bác sĩ Y Học Cổ Truyền – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông

Cây đạm trúc diệp là thảo dược được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian với những công dụng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc về đạm trúc diệp và tác dụng của dược liệu này.

1. Đặc điểm vị thuốc đạm trúc diệp

Đạm trúc diệp còn có tên gọi khác là cỏ lá tre, áp chích thảo, cỏ cú hoặc thủy trúc với tên gọi khoa học là Lophatherum glacile Brongn, thuộc họ lúa Poaceae.

Đây là một loại cỏ có rễ phình thành củ, nhiều nhánh, cứng, sống lâu năm. Thân cây có nhiều đốt dài, mọc thẳng đứng. Lá dài có hình mác, mềm, nhọn, mặt dưới nhẵn bóng, mặt trên có ít lông, cuống lá kéo dài xuống dưới thân tạo thành bẹ và ôm sát thân cây.

Cây đạm trúc diệp thường mọc hoang ven đường tại nhiều nơi ở nước ta và chủ yếu là ở đồi cỏ hoặc rừng thưa. Ngoài ra còn mọc phổ biến ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản.

Người ta thường thu hoạch lá cây để làm thuốc hoặc đôi khi có thể sử dụng rễ con và cụm hoa vào giai đoạn cuối mùa hoa từ tháng 5 đến tháng 6.

2. Công dụng của đạm trúc diệp

2.1. Tác dụng dược lý theo Y Học Hiện Đại

Có nhiều thí nghiệm trên các loài chuột bạch, thỏ, mèo đã chứng minh rằng đạm trúc diệp có khả năng hạ sốt và những thành phần này tan chủ yếu trong nước.

Đạm trúc diệp có khả năng lợi tiểu nhưng yếu hơn mộc thông, trư linh.

Tuy nhiên các tác dụng trên vẫn còn đang được nghiên cứu thông qua thí nghiệm trên động vật nên cần thêm nhiều bằng chứng lâm sàng hơn nữa.

2.2. Tác dụng theo Y Học Cổ Truyền

Đạm trúc diệp có vị ngọt nhạt, tính hàn. Tác dụng lợi tiểu, hạ sốt, tiêu viêm, thanh nhiệt. Chủ trị tiểu khó và ra máu, chữa khát, viêm họng, sốt.

đạm trúc diệp
Đạm trúc diệp còn có tên gọi khác là cỏ lá tre

3. Các bài thuốc từ đạm trúc diệp

Bài 1: Chữa trị các chứng bệnh liên quan đến nhiệt, ra nhiều mồ hôi, sốt cao, miệng khô, âm lưỡng thương, môi khô:

  • Nguyên liệu gồm: Đạm trúc diệp và nhân sâm mỗi vị 12g; 24g thạch cao; bán hạ và mạch đông mỗi vị 16g; 6g cam thảo, 32g ngạnh mễ. Sắc với nước rồi uống.

Bài 2: Chữa nóng sốt, đổ mồ hôi trộm:

  • Nguyên liệu: Đạm trúc diệp và thạch cao mỗi vị 12g; 20g cát căn. Sắc hỗn hợp trên và uống ngày 2 lần.

Bài 3: Chữa loét miệng do nóng trong người:

  • Nguyên liệu: Hoàng liên và cam thảo mỗi vị 5g; đạm trúc diệp, hoàng bá, hoàng cầm, chi tử mỗi vị 10g. Sắc hỗn hợp trên và uống mỗi ngày 2 lần.

Bài 4: Chữa đau họng:

  • Nguyên liệu: 3 củ thông bạch; 16g đạm đậu xị; sơn chi, cát cánh, đạm trúc diệp mỗi vị 12g; bạc hà và liên kiều mỗi vị 8g; 6g cam thảo. Sắc hỗn hợp trên và uống ngày 2 lần.

Bài 5: Chữa chứng mê man nói nhảm:

  • Nguyên liệu: Ý dĩ và hoạt thạch mỗi vị 24g; đạm trúc diệp tươi và phục linh mỗi vị 12g; bạch đậu khấu nhân và liên kiều mỗi vị 8g, 6g thông thảo. Sắc uống.

Bài 6: Vị thuốc đạm trúc diệp trị chứng mệt mỏi, chân tay rã rời:

  • Nguyên liệu: Đảng sâm và tô ngạnh mỗi vị 8g; thạch hộcmạch môn đông 10g; hoàng liên và cam thảo mỗi vị 4g; đạm trúc diệp tươi và tri mẫu mỗi vị 12g; 32g ngạnh mễ. Sắc uống.

Bài 7: Chữa viêm niệu đạo, tiểu buốt, tiểu rắt:

  • Nguyên liệu: 20g đạm trúc diệp; thông thảo, thiên hoa phấn, hoàng bá mỗi vị 10g; 6g sinh cam thảo 6g. Sắc mỗi ngày 1 thang uống 2-4 lần/ngày.

Bài 8: Trị ngộ độc thức ăn:

  • Nguyên liệu: Đạm trúc diệp, lá thường sơn, lá đơn răng cưa, lá găng trắng mỗi vị 10g.
  • Đem giã nát hỗn hợp trên rồi cho vào ít nước, lọc bỏ bã rồi uống mỗi ngày 3 lần.

Đạm trúc diệp là vị thuốc có nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên trên lâm sàng, các bằng chứng về tác dụng vẫn chưa được chứng minh đầy đủ. Do đó trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ theo liều lượng đã được chỉ định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.