Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cảo bản có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cảo bản là một bài thuốc quý có tác dụng tán phong hàn, trừ thấp. Vậy cảo bản là cây gì? Tác dụng chữa bệnh của nó như thế nào? Bài viết này sẽ thông tin cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về cây cảo bản và công dụng của nó.
1. Cây cảo bản là cây gì?
Cây cảo bản hay còn gọi với các tên gọi khác như Cảo bổn, Qủy khanh, Qủy tân, Vi hành, Cao bạt,…Tên khoa học là Luguslicum sinense Oliv, thuộc họ Hoa Tán (Umbelliferae). Tên thuốc là Rhizoma et Radix Ligustici. Cây cảo bản là một loại thảo dược quý, chúng được tìm thấy ở một số vùng của trung Quốc như Hà Bắc, Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông. Cảo bản thuộc họ cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 0,5-1m hoặc cao hơn. Lá cây mọc so le, kép 2-3 lần xẻ lông chim, hình trứng, mép lá có hình răng cưa nhỏ. Cây ra hoa màu trắng, nhỏ.
Cảo bản là một loại cây có củ, củ to bằng ngón tay cái, sù sì giống củ xuyên khung nhỏ. Trên củ có nhiều mắt rễ sùi phóng to hình cầu. Củ cây cảo bản có mùi vị giống xuyên khung, có vị đắng, mùi thơm.
Cây cảo bản gồm 2 loại:
- Cây Liễu cảo bản.
- Cây Tây khung cảo bản.
2. Thu hái, sơ chế, bảo quản
Cảo bản vị thuốc có ý nghĩa rất lớn trong điều trị bệnh. Rễ và củ là hai bộ phận thường được dùng trong y học. Chúng được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm. Cảo bản được thu về sẽ được cắt bỏ phần thân, lá và rễ nhỏ, lấy mỗi rễ to và củ để sử dụng. Sau đó chúng được đem đi rửa sạch và được bào chế thành dược liệu theo hai cách sau:
- Thái thành lát mỏng và phơi khô hoặc sấy khô.
- Đem ủ mềm rồi thái lát mỏng và phơi khô.
- Bảo quản
Cảo bản sau khi phơi khô sẽ được bảo quản trong túi nilon kín hoặc chai bọ có nắp đậy kín. Cảo bản khô nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát, không để cảo bản khô ở nơi ẩm ướt vì sẽ làm chúng dễ bị nấm mốc.
3. Cảo bản có tác dụng gì?
Cảo bản là loại thảo mộc có chứa nhiều dầu bay hơi, trong đó chủ yếu là 3-butylphthalide, Cnidilide. Ngoài ra, loại cây này còn có thành phần là Alkaloid, Hexadecanoic acid,… Vậy với các thành phần hóa học đó thì cảo bản có tác dụng gì?
Dầu của cây cảo bản có tác dụng trấn tỉnh, giảm đau, giải nhiệt và chống viêm. Ngoài ra, nó còn có khả năng ức chế ruột và cơ bàng quang tử cung, làm chậm tốc độ hao hụt oxy rõ rệt. Loại dầu này còn có tác dụng giáng áp, kháng khuẩn đối với các loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh ngoài da thường gặp.
Dầu cảo bản có chứa thành phần là lactone, phthalide và hợp chất diễn sinh. Các chất này có khả năng làm cho cơ trơn phế quản động vật thí nghiệm lỏng nhão, do đó, nó có tác dụng bình suyễn khá rõ rệt.
4. Các bài thuốc từ cảo bản
Cảo bản được biết đến là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe, có khả năng điều trị nhiều bệnh lý của cơ thể. Cảo bản có vị cay, tính ôn, có tác dụng tán phong hàn, trừ thấp nên được sử dụng như bài thuốc trị mụn nhọt, sang lở, cảm mạo, nhức đầu, đau bụng, trị tích tụ hòn cục.
Để phát huy hiệu quả điều trị, cảo bản thường được phối hợp với nhiều loại thảo mộc khác. Điều này giúp nâng cao và mở rộng quy mô điều trị bệnh. Một số bài thuốc từ cảo bản thường được sử dụng bao gồm:
- Chữa trị đau đầu do nhiễm phóng và hàn: người bệnh thường có biểu hiện như đau cột sống và đau nửa đầu. Khi đó lấy cảo bản, xuyên khung, bạch chỉ bỏ vào ấm và sắc lấy nước uống. Uống hằng ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt.
- Chữa trị bệnh cảm phong hàn thấp: cảo bản, phòng phong, khương hoạt, uy linh tiên và thương truật đem tất cả sắc với nước và uống hằng ngày.
- Chữa đau khớp do phong thấp: cảo bản, phòng phong, bạch chỉ, mỗi loại 12g, cam thảo 6g. Đem tất cả các nguyên liệu này bỏ vào ấm và sắc lấy nước uống hằng ngày.
- Chữa ghẻ lở chốc đầu ở trẻ em: cho trẻ tắm bằng nước cảo bản sắc. Nên tắm khi nước còn ấm để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Chữa gầu da đầu: dùng cảo bản, bạch chỉ đã tán nhỏ bôi lên da đầu vào buổi tối khi đi ngủ, sáng hôm sau gội đầu.
- Trị đau nhói ở tim: cảo bản 15g, thương truật 30g sắc với 2 chén nước đến khi nước còn lại một nửa, uống nóng.
- Chữa trị đau đầu, nhức ở đỉnh đầu: cảo bản, khương hoạt, tế tân, xuyên khung, thông bạch sắc tất cả các nguyên liệu này với nước và uống hằng ngày.
- Chữa cảm do sương mù: cảo bản và mộc hương đem sắc với nước và uống hằng ngày.
- Chữa cảm mạo: khương hoạt 6g, độc hoạt 9g, phòng phong 9g, cảo bản 9g, mạn kinh tử 9g, xuyên khung 4,5g, cam thảo 3g. Sắc tất cả các nguyên liệu này với nước và uống hằng ngày.
- Chữa đau nhức ở đỉnh đầu: cảo bản, phòng phong, bạch chỉ, mỗi loại 9g, cam thảo 3g. Sắc tất cả các nguyên liệu này với nước và uống sau khi ăn.
5. Lưu ý khi sử dụng cây cảo bản trị bệnh
Cảo bản là một bài thuốc rất tốt cho sức khỏe, giúp chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau của cơ thể. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao và tránh những biến chứng gây ra cần chú ý một số điểm sau:
- Không dùng bài thuốc có cảo bản cho người âm hư hỏa vượng và không có thực tà phong hàn.
- Những người bị đau đầu do huyết hư không dùng vị thuốc này.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mỗi loại thuốc, thảo dược mới, trong đó có cây cảo bản.
Cảo bản là một loại thảo mộc quý, có giá trị rất lớn trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cũng cần chú ý một số điều để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Hy vọng rằng sau bài viết này bạn đọc đã có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích về cây cảo bản và công dụng của nó.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.