Công dụng cây bát giác liên

Công dụng cây bát giác liên

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Công dụng cây bát giác liên cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Bát giác liên thuộc họ Hoàng liên gai, là cây cỏ nhỏ sống lâu năm, bộ phận dùng là củ. Bát giác liên là dược liệu có vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hóa đờm, tán kết, tiêu thũng.

1. Mô tả cây bát giác liên

Bát giác liên là thực vật thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae) có tên khoa học là Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe. Một số tên gọi khác của bát giác liên như: độc diệp nhất chi hoa, độc cước liên, pha mỏ.

Bộ phận dùng của bát giác liên là củ. Đây là một loại cây cỏ nhỏ sống lâu năm cao khoảng 30- 50cm. Rễ phát triển thành củ màu trắng, chứa nhiều tinh bột, trên mặt đất có một thân một lá, rất hiếm gặp một thân có hai lá. Lá thường là hình 4 đến 9 cạnh hoặc 6 đến 8 cạnh, mép có răng cưa nhỏ, khi non có vân. Quả mọng mạch chính 6 – 8 tùy theo số góc của phiến lá. Hoa hình trứng màu đen, đường kính 12mm, trong chứa nhiều hạt, cụm 4-12 hoa trên một cuống ngắn, 5 lá đài, 5 tràng màu đỏ, có 6 nhị. Mùa hoa quả vào tháng 3-5.

Cây bát giác liên mọc nhiều ở những vùng núi cao ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu. Rễ bát giác liên được thu hái vào mùa thu, đông, lá được hái vào mùa xuân, trước khi cây ra hoa, dùng tươi hay phơi khô để dùng dần. Người ta thường thu hái củ vào mùa thu đông, rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc phơi/ sấy khô.

cây bát giác liên
Cây bát giác liên là cây cỏ nhỏ sống lâu năm, bộ phận dùng là củ

2. Công dụng của cây bát giác liên

Chiết xuất bát giác liên được chứng minh có tác dụng kích thích tim ếch cô lập, làm tim ngừng đập ở giai đoạn tâm thu, làm giãn mạch máu tai thỏ, tác dụng gây co bóp nhẹ đối với mạch máu chi sau của ếch và mạch máu thận của thỏ. Thành phần nhựa bát giác liên có tác dụng tiêu chảy, gây nôn. Chất podophyllotoxin thí nghiệm trên mô hình chuột gây ung thư thực nghiệm có tác dụng ức chế tế bào ung thư bạch cầu cấp tính, tế bào adenocareinoma và inelanoma.

Hoạt chất quercetin và kaempferol trong dịch chiết bát giác liên có tác dụng giảm ho, lợi đờm trong viêm phế quản mạn tính.

Trong y học cổ truyền, bát giác liên là dược liệu có vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hóa đờm, tán kết, tiêu thũng.

Hiện nay, ở nước ta ít sử dụng bát giác liên làm thuốc, tuy nhiên có một số nơi dùng để chữa rắn cắn sưng tấy, áp xe, mụn nhọt bằng cách lấy củ bát giác liên giã nát lấy nước uống, bã đắp lên vết thương. Ngày dùng 1 củ chừng 12g.

Tuy rằng bát giác liên là một vị thuốc có mặt trong bài thuốc Đông y điều trị bệnh, nhưng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ, lương y có chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.